Tác giả

Đơn vị công tác

1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

(2)Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường

 

Tóm tắt

Chỉ số gió mùa là một dạng chỉ số dùng để phản ánh một cách khái quát nhất diễn biến gió mùa ở các khu vực khác nhau. Để xây dựng chỉ số gió mùa, trước hết cần phải dựa vào định nghĩa và bản chất vật lý của gió mùa, lựa chọn những yếu tố và khu vực đặc trưng. Nhìn chung, chỉ số gió mùa được gọi là phù hợp cho một khu vực nào đó, chỉ số đó phải phản ánh được những biến đổi quy mô lớn và hệ quả khí hậu gió mùa. Trên cơ sở phân tích trường gió vĩ hướng mực 850 hPa, chúng tôi đề xuất chỉ số gió mùa mùa hè cho khu vực Việt Nam, gọi tắt là chỉ số VSMI. Chỉ số VSMI được tính bằng trung bình hóa gió vĩ hướng mực 850 hPa ở khu vực 5-17oN và 100-110oE.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Đăng Mậu; Nguyễn Văn Thắng; Mai Văn Khiêm; Điểm neoLưu Nhật Linh ; Nguyễn Trọng Hiệu(2016), Nghiên cứu chỉ số gió mùa mùa hè cho khu vực Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 662,3-9.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Khí hậu và Tài nguyên Khí hậu Việt Nam, NXB Nông nghiệp.

2. Nguyễn Minh Trường và CS (2012), Đặc điểm hoàn lưu và thời tiết thời kỳ bùng nổ gió mùa mùa hè trên khu vực Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài QG-10-07, Đại học Quốc gia Hà Nội, 64 trang.

3. Nguyễn Thị Hiền Thuận (2008), Ảnh hưởng của ENSO đến gió mùa mùa hè và mưa ở Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trương.

4. Phạm Thị Thanh Hương và CS (1999), Nghiên cứu mở đầu gió mùa mùa hè trên khu vực Tây nguyên - Nam bộ và quan hệ của nó với hoạt động ENSO, Báo cáo tổng kết đề tài, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, 80 trang

5. Wang, B., I.-S. Kang, and J.-Y. Lee (2004), Ensemble Simulations of Asian–Australian Monsoon Variability by 11 AGCMs, J. Climate, 17, 803–818

6. Wang, B., L. Ho (2002), Rainy Season of the Asian-Pacific Summer Monsoon, J. Climate, 15, 386-398.