Tác giả

Đơn vị công tác

1 Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

2 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

3 Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ

Tóm tắt

Sơ đồ phân vùng khí hậu Tây Nguyên được xây dựng với các chỉ tiêu vùng được lưa chọn là nhiệt độ trung bình 22,0°c (tương ứng tổng nhiệt độ năm 8000°C), lượng mưa năm chi phối tiểu vùng với các đường đằng trị mưa 1200, 1600, 2000, 2400 và 2800 mm. Dựa trên sự phân hóa của nhiệt độ và lượng mưa theo độ cao địa hình Tây Nguyên được chia thành 5 vùng khí hậu và 11 tiểu vùng khí hậu bao gồm: Vùng I, khí hậu núi và cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên với 3 tiểu vùng 11, 12, 13; Vùng II, vùng khí hậu bình nguyên và trũng ở trung Tây Nguyên có 5 tiểu vùng 111, 112, 113, 114, và 115; Vùng III, vùng khí hậu cao nguyên Buôn Ma Thuật; Vùng IV, cao nguyên núi cao Đâk Nông- Bảo Lộc - Đà Lạt - Liên Khương với 5 tiểu vùng khí hậu IV1, IV2, IV3, IV4, và IV5; Vùng V; vùng khí hậu trũng phía Tây Nam cao nguyên Đắk Nông - Bảo Lộc.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Hoàng Đức cường, Nguyễn Văn Thắng, Vũ Văn Thăng,  Hoàng Đức Hùng (2014), Nghiên cứu phân vùng khí hậu Tây Nguyên. Tạp chí Khí tượng thủy văn 647, 5-8.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Duy Chinh, (2006), Kiểm kê, đánh giá tài nguyên khí hậu Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

2. Hoàng Đức cường và nnk (2011), Phân vùng khí hậu tỉnh Tuyên Quang, Tạp chí KTTV, Hà Nội.

3. Nguyễn Đức Ngữ (1985), Khí hậu Tây Nguyên, Viện KTTV xuất bản, Hà Nội.

4. Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Tài (1992), Phân vùng khí hậu tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục, Hà Nội.

6. Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc (1979), Khí hậu Việt Nam, NXB KHKT, Hà Nội.