Tác giả
Đơn vị công tác
Viện Địa lý tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Hiện tượng xói lở bờ sông Đồng Nai và các cù lao sông khu vực thành phố Biên Hòa đã diễn ra trong nhiều năm qua. Từ các tài liệu nghiên cứu địa chất, địa hình đáy sông và động lực dòng chảy, tác giả đã xác định thực trạng và nguyên nhân xói lở - bồi tụ lòng sông. Hiện tượng xói lở - bồi tụ tại khu vực cù lao Rùa diễn biến khá phức tạp. Bờ sông Đồng Nai phía đông nam cù lao Rùa (bờ lồi) bị sạt lở với vách sạt lở trên 800 m, tốc độ sạt lở trung bình 2,0 - 2,5 m/năm. Tại bờ đối diện (bờ lõm), vật liệu có xu hướng tích tụ, hình thành doi cát có chiều dài từ 100 - 200 m, chiều rộng vài chục mét. Doi cát trên thường bị ngập khi triều lên và lộ ra khi triều rút. Hiện tượng xói lở tại bờ lồi và bồi tụ tại bờ lõm của khúc sông cong là sự bất thường trong quy luật hoạt động của dòng sông. Kết quả nghiên cứu góp phần giải thích hiện tượng xói lở - bồi tụ bất thường nói trên, giám sát biến động lòng sông và đề xuất một số giải pháp phòng tránh sạt lở bờ sông
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Mạnh Hùng(2016),Hiện tượng xói lở - bồi tụ bất thường lòng sông đồng naikhu vực thành phố biên hòa. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 662,14-19.
Tài liệu tham khảo
1. Hà Quang Hải (2003), Tai biến xói lở bờ sông chuỗi cù lao Bình Chánh – Rùa – Phố ở hạ lưu sông Đồng Nai, Tạp chí Địa chất, Hà Nội, loạt A số 278/9 – 10/2003. Tr 34 – 40.
2. Nguyễn Mạnh Hùng (2014), Đặc điểm địa mạo môi trường sông Đồng Nai đoạn từ Tân Uyên đến cầu Đồng Nai, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường.
3. Võ Đình Ngộ và Nguyễn Siêu Nhân (1992), Sơ đồ địa chất trầm tích kỷ thứ tư của sông Đồng Nai, khu vực Tân Uyên tỷ lệ 1/25.000, Viện Địa lý tài nguyên TP. HCM. Tr 4 – 7.
4. Đậu Văn Ngọ (2001), Đánh giá sự biến đổi môi trường địa chất dưới tác động các hoạt động kinh tế công trình hạ lưu sông Đồng Nai, Luận án tiến sỹ Địa chất.
5. Vũ Văn Vĩnh (2006), Hiện trạng xói lở, bồi tụ hạ lưu sông Đồng Nai, Báo cáo khoa học Viện Khoa học Thủy lợi, 2009.