Tác giả

Đơn vị công tác

(1)Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

(2)Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi khí hậu, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Xâm nhập mặn là một trong những vấn đề lớn của các tỉnh ven biển vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Trà Vinh, và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vì vậy, việc đánh giá năng lực thích ứng cho người nông dân là rất cần thiết để đưa ra các giải pháp thích ứng phù hợp. Với phương pháp tiếp cận Motivation - Ability (MOTA: Động lực – Năng lực), nghiên cứu đã tiến hành điều tra với 103 phiếu khảo sát về nhận thức, động lực và năng lực của nông dân tại ba khu vực của tỉnh Trà Vinh tương ứng với ba mức độ xâm nhập mặn theo chiều từ biển vào nội đồng. Kết quả khảo sát cho thấy các hộ nông dân ở các vùng có nhận thức khác nhau về xâm nhập mặn tương ứng với mức độ xâm nhập mặn, trong đó Vùng 2 là nơi đang xảy ra mâu thuẫn giữa cơ hội và thách thức cao hơn hai vùng còn lại. Cũng theo mức độ xâm nhập mặn, động lực thích ứng cũng giảm dần từ Vùng 1 đến Vùng 2 và Vùng 3. Tuy nhiên, năng lực thích ứng của Vùng 3 và Vùng 1 cao hơn hẳn Vùng 2. Từ các kết quả này, các nhà ra quyết định có thể đề xuất các chính sách theo hướng “dưới-lên” để chính sách mang tính khả thi và phù hợp hơn.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Lưu Đức Trung,Nguyễn Đan Tâm,  Đào Nguyên Khôi (2016), Đánh giá năng lực thích ứng của nông dân tỉnh trà vinh dưới tác động của xâm nhập mặn. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 662,20-28.

Tài liệu tham khảo

1. Cục Thống Kê Trà Vinh (2013), Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2013.

2. Trần Văn Hùng và Lê Văn Trung (2013), Giải pháp GIS trong đánh giá tác động của mực nước biển dâng ảnh hưởng đến sản xuất lúa tại tỉnh Trà Vinh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh, http://www.travinh.gov.vn/wps/portal/khcn.

3. Võ Thành Danh (2015), Đánh giá năng lực thích nghi đối với xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp tại các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh, Tạp chí khoa học - ĐH Cần Thơ, số 36, tr. 64-71.

4. Bioforsk (2014), Climate change and impacts on rice production in Vietnam: Pilot testing of potential adaptation and mitigation measures – A benchmark report characterizing the three project areas and rice farming systems in the three provinces.

5. Ho Long Phi (2014), Mekong delta development: adaptive management approach, International Conference on Deltas in time of Climate change II, 24-26 Sep. 2014, Rotterdam, Netherland.

6. Ho Long Phi, Hermans LM, Douven WJAM, Halsema GEV, Khan MF (2015), A framework to assess plan implementation maturity with an application to flood management in Vietnam, Water International, Vol. 40 (7), pp. 984-1003.

7. MDP (Mekong Delta Plan) (2013), Long-term vision and strategy for a safe, prosperous and sustainable delta.

8. Nguyen Dan Tam (2014), Farmer Behaviour in Response to Socio-economic and Biophysical Changes in the Mekong Delta, Vietnam, UNESCO-IHE, Institute for Water Education, MSc Thesis WM-WRM.14.15.

9. Nguyen Thanh Binh (2009), Vulnerability and adaptation to Salinity intrusion in the mekong delta of vietnam: Preliminary findings from Tra Vinh province, DAAD/UNU-EHS, Disaster Risk Reduction and Climate Change Adaptation, 23-25 Nov. 2009, Yogyakarta, Indonesia.