Tác giả

Đơn vị công tác

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt

Đợt mưa lớn lịch sử tháng 11 năm 1999 ở miền Trung đã gây ra cơn lũ thế kỷ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định, trong đó Thừa Thiên-Huế là tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất. Mưa lớn tập trung chủ yếu trong hai ngày 02/11 và 03/11, tổng lượng mưa quan trắc trong hai ngày này tại trạm Huế đạt trên 1800 mm, gần với ngưỡng kỷ lục về mưa lớn trên thế giới.

   Bài báo này nghiên cứu cơ chế và vai trò của vận tải ẩm tới đợt mưa lớn này trên cơ sở phân tích sản phẩm mô phỏng mô hình số và số liệu quan tắc trạm, vệ tinh, tái phân tích. Kết quả cho thấy một trong những nguyên nhân chính gây ra đợt mưa lớn này là nguồn ẩm khí quyển dồi dào. Nguồn ẩm cung cấp cho đợt mưa lớn đến từ hai nguồn chính: (1) Nguồn ẩm từ phía Bắc Biển Đông đến khu vực do sự kết hợp giữa sóng lạnh và gió mùa Đông Bắc mạnh; (2) nguồn ẩm từ vĩ độ thấp và phía Nam Biển Đông do áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) mang ẩm từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.

   Bên cạnh vai trò của địa hình, sự tồn tại của sóng lạnh, gió mùa Đông Bắc mạnh mang không khí ẩm từ Bắc Biển Đông vào đất liền kết hợp với bổ sung ẩm từ vĩ độ thấp do hoạt động ATNĐ, hội tụ ẩm giữa hoàn lưu ATNĐ với gió Đông Bắc là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra đợt mưa lớn lịch sử này.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Đàng Hồng Như, Nguyễn Văn Hiệp(2016),Nghiên cứu vai trò của vận tải ẩm trong đợt mưa lớn tháng 11 năm 1999 ở miền trung bằng mô hình WRF. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 663, 3-7.

Tài liệu tham khảo

1. Matsumoto J. and S. Yokoi (2008), “Collaborative Effects of Cold Surge and Tropical Depression – Type Disturbance on Heavy Rainfall in Central Vietnam”, Mon. Wea. Rev., 136, pp. 3275- 3287.

2. Smirnov, V. V., and G. W. K. Moore (1999): Spatial and temporal structure of atmospheric water vapor transport in the Mackenzie River basin, J. Climate, 12, pp.681–696. 3. http://rain.atmos.colostate.edu 4. http://weather.is.kochi-u.ac.jp 5. http://images.remss.com