Tác giả

Đơn vị công tác

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lâm Đồng

Tóm tắt

Hạn là một hiện tượng được hình thành bởi sự thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa so với giá trị trung bình nhiều năm trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, kéo dài, làm lượng bốc hơi lớn, suy kiệt lượng ẩm trong đất, bất thuận lợi cho sự phát triển bình thường của cây trồng, làm sản lượng nông nghiệp bị giảm sút, thậm chí không thể sản xuất được, môi trường sống bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế quốc dân. Hạn được phân ra các loại hạn như: Hạn khí tượng; Hạn thủy văn; Hạn nông nghiệp và Hạn kinh tế-xã hội.

Hạn xảy ra ở hầu hết các vùng khí hậu, ở vùng mưa nhiều cũng như mưa ít. Tuy ít khi là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thất về con người, nhưng thiệt hại do hạn gây ra rất lớn. Do tác hại to lớn của nó, hạn hán đã được đầu tư nghiên cứu bởi nhiều quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế. Những kết quả nghiên cứu về hạn được phổ biến rất rộng rãi trên mọi phương tiện thông tin đại chúng.

Nhằm tăng cường công tác phòng chống hạn và thiếu nước trong mùa khô cũng như những đề xuất và các giải pháp phòng chống hạn mang tính chiến lược đối với các vùng thường xảy ra hạn hán ở địa phương, thì việc xác định: Tình trạng hạn hán; Thời gian bắt đầu và kết thúc; cũng như mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra hạn hán là việc làm hết sức cần thiết.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Trần Xuân Hiền (2016), Thực trạng về tình hình hạn hán và đề xuất các giải pháp phòng chống hạn hữu hiệu ở tỉnh lâm đồng. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 663, 8-14.

Tài liệu tham khảo

1. Chủ nhiệm PGS.TS.Bùi Hiếu (2001), “Cơ sở khoa học và thực tiễn cảnh báo và dự báo hạn, thiên tai hạn hán ở các tỉnh ven biển Trung Bộ” thuộc đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở các tỉnh duyên hải Miền Trung.

2. PGS.TS. Nguyễn Quang Kim (2003-2005) chủ nhiệm đề tài KC08-22 “Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên” thực hiện từ 2003- 2005, thuộc Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước “Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” giai đoạn 2001-2005,.

3. Trần Xuân Hiền (2011), chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Lâm Đồng phục vụ phát triển bền vững kinh tế-xã hội tỉnh Lâm Đồng”.