Tác giả

Đơn vị công tác

Viện Khí tượng Thủy văn

Tóm tắt

Đến nay ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của ENSO đến các yếu tố khí hậu, cũng như đến hoạt động kinh tế - xã hội. Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào việc phân tích tình hình thời tiết khí hậu khi có hiện tượng ENSO, tức là phân tích đồng tliờì mối quan hệ giữa các đạt El Nino, La Nina với điều kiện khí hậu ở Việt Nam (bão, nhiệt độ, mưa...) bằng các phương pháp so sánh dấu chuẩn sai, lượng giá trị (số lần, giá trị yếu tố).

Phương pháp phân tích chuỗi thời giàn (xu thế, tương quan - hồi quy, chu kỳ dao động (phổ) cho phép đánh giá chung về mối quan hệ giữa điều kiện khí hậu vùng có hiện tượng EN so và chế độ khí hậu ở vùng quan sát với các trung tâm tác động khác nhau. Kết quả thu được bằng phương pháp này chắc không cụ thể bằng phương pháp so sánh trực tiếp. Tuy nhiên, đây là vấn đề cần được xét đến, vì có nhiều trường họp tình hỉnh thời tiết - khí hậu ở Việt Nam diễn ra rất dị thường (ngập lụt, hạn hán,...) trong khi đó hiện tượng ENSO chỉ đạt mức “trung gian" (non- ENSO).

Bài báo này trình bày tóm tắt một số kết quả nghiên cứu đề tài cấp ngành của tác giả [8], theo cả 2 phương pháp phân tích:

  1. Đánh giá so sánh đồng thời theo đạt xuất hiện hiện tượng El Nino và La Nina;
  2. Phân tích toán thống kê theo cơ sở số liệu ENSO, trong đó bao hàm các giá trị theo thời gian của các hiện tượng El Nino, “non - ENSO.” và La Nina.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Duy Chinh (2006), Đánh giá quan hệ giữa hiện tượng Enso và chế độ nhiệt ẩm ở Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 544, 1-13.

Tài liệu tham khảo

  1. Barnett, T.p. et al. On ENSSO - Physics - J. Clim. Amer. Met. Soc. 4 (1999).
  2. Doberitz, R. Phân tích liên kết giữa giáng thủy và nhiệt độ nước mặt biển nhiệt đới Thái Bình Dương. Báo cáo công trình nghiên cứu của Cục Khí tượng Tây Đức 1968 (tiếng Đức).
  3. Olberg, M.; Rakoczi, F. Lý thuyết thông tin trong khí tượng và vật lý địa cầu. NXB Hàn lâm khoa học, Berlin - 1984 (tiếng Đức).
  4. Rasmusson, E.M.; Carpenter, T.H. The relationship between eastern equato rial pacific sea surface temperature and rainfall over Indian and Sri Lanka. Mon. Wea. Rev.ni (1983).
  5. Schoenwiese, C.D. Dao động khí hậu trong phạm vi thời gian và trong phạm vi tần số. Công trình của Viện Khí tượng Munich, Tây Đức (1974) (tiếng Đức).
  6. Philander, S.G.H. El Nino, La Nina and Southern Oscillation. Academic Press 1990.
  7. Nguyễn Duy Chinh. Khí hậu và dao động - biến đổi khí hậu Việt Nam - Luận ăn Tiến sĩ Khoa học, CHLB Đức - 1992 (tiếng Đức, đã công bô" tóm tắt ở Đức).
  8. Nguyễn Duy Chinh. Quan hệ giữa hiện tượng ENSO và sự dao động - biên đổi của nhiệt độ và lượng mưa ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp ngành, Viện KTTV - 2005.
  9. Nguyễn Đức Ngữ và nnk. Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, môi trường và kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH độc lập câ"p Nhà nước, Hà Nội - 2003.
  10. Phạm Đức Thi. ENSO với các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Việt Nam. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN dự báo và phục vụ dự báo KTTV, Hà Nội tập 1, 2000.