Tác giả

Đơn vị công tác

Viện Khí tượng Thủy văn

Tóm tắt

Để tìm hiểu và góp phần lý giải xu thế nóng lên hiện nay, các công trình nghiên cứu biến đổi khí hậu không những quan tâm đến các sự kiện khí hậu dị thường mà còn lưu ý đến các đột biến khí hậu trong một vài thập kỷ gần đây.

Với quan niệm đột biến liên quan đến xu thế khí hậu là sự kiện bộ phận sau của chuỗi quan trắc khí hậu có trị số vượt trội hoặc thâm hụt đáng kể so với bộ phận trước của chuỗi đó, phương pháp nghiên cứu đột biến được xây dựng trên cơ sở lý thuyết kiểm nghiệm giả thiết trọng khí hậu. Trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, bộ phận sau của chuỗi được xác định là các thành viên của thập kỷ 1991 - 2000 còn bộ phận trước của chuỗi là các thành viên của 3 thập kỷ: 1961 - 1970; 1971 -1980 và 1981 - 1990.

Trong bài báo này tác giả trình bày phương pháp và kết quả nghiên cứu đột biến của một số yếu tố khí hậu tiêu biểu ở Việtt Nam thời kỳ 1991-2000, bao gồm:

1) Tần số phơ rông (fron) lạnh tháng và năm ở Bắc Bộ (PRLBB)

2) Tần số xoáy thuận nhiệt đới tháng và năm trên biển ĐôngTXTNĐBĐ), của Hà Nội (THN), Đà Nắng (TĐN) và Tân Sơn Nhất (TTSN)

3) Nhiệt độ trung bình tháng và năm

4) Lượng mưa tháng và năm của Hà Nội (RHN), Đà Nắng (RĐN), và Tân Sơn Nhất (RTSN).

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Trọng Hiệu, Phạm Thanh Hương, Lê Thị Bảo Ngọc (2005), Một số đột biến của khí hậu trong thập kỷ 1991-2000 ở Việt Nam. Tạp chí khí tượng thủy văn, 531, 6-8.

Tài liệu tham khảo

  1. Trương Thế Anh. Phương pháp xử lý các quan trắc thực nghiệm. NXB-KHKT (Trung Quốc), năm 1979.
  2. Uông Khai Ngọc. Dự báo khí hậu. NXB - khí tượng (Trung Quốc), năm 1996.
  3. Vương Thiện Vũ. Nghiên cứu dự báo khí hậu. NXB - khí tượng (Trung Quốc), năm 1996.
  4. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. Phương pháp chuẩn bị thông tin khí hậu cho các ngành kinh tế quốc dân. NXb- KHKT, năm 1995.
  5. Nguyễn Trọng Hiệu, Về mối quan hệ ENSO thời tiết khí hậu trên các địa điểm tiêu biểu cho các khu vực địa lý ở Việt Nam năm 2000.