Tác giả
Đơn vị công tác
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
Tóm tắt
Năm 2002, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã đưa mô hình dự báo số, độ phân giải cao HRM (High resolution Regional Model) vào thử nghiệm dự báo nghiệp vụ. Mô hình HRM liên tục được phát triển và đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Các sán phẩm dự báo của HRM đa dạng và phong phú. Mặc dù mới đưa vào sử dụng nghiệp vụ trong thời gian ngắn, nhưng các sởn phẩm này dã thể hiện rõ nliỉều tính ưu việt của một mô hình số tiên tiến, đặc biệt trong dự báo hệ thống không khí lạnh đạt độ tin cậy cao không chỉ cho thời hạn 24 giờ mà cả những thời hạn dài hơn.
Hiện nay, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng mô hình số và chưa đánh giá một cách đầy đủ chất lượng cũng như hiệu quả mà các sấn phẩm HRM mang lại. Thông qua một số kết quả đánh giá dự báo trường khi áp mực biển (SLP) ở vùng ven biển và ngoài khơi nước ta của mô hình dự báo số HRM, bài báo này sẽ đề cập tới một đặc tính của mô hình này có thể áp dụng trong nghiệp vụ dự báo bão, nhất là các cơn bão có khả năng đổ bộ vào đất liền trên các khu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Văn Bảy (2005), Ứng dụng sản phẩm dự báo trường khí áp mực biển của mô hình dự báo số HRM để dự báo vị trí báo đổ bộ vào đất liền ở Việt Nam. Tạp chí khí tượng thủy văn, 532, 41-47.
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Văn Bảy. "Đánh giá dự báo khí áp mực biển và mưa của mô hình dự báo SỐHRM cho khu vực Trung Bộ Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004.
- Lynn McMurdie and Clifford Mass (2003). Major Numerical Forecast Failures over the Northeast Pacific, Department of Atmospheric Sciences, University of Washington. Ulrich Damrath (2002), Verification of operational NWP models at DWD.