Tác giả

Đơn vị công tác

1Trung tâm Tin học và Tính toán, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Tóm tắt

Bài báo trình bày một số kết quả sử dụng trường dự báo từ mô hình khu vực phân giải cao WRF-ARW làm đầu vào cho mô hình mô phỏng đường đi của bóng thám không, nhằm mục đích định hướng vị trí cần quan trắc cho trước, ví dụ như ngoài Biển Đông hay các vùng núi chưa có dữ liệu quan trắc. Với trường dự báo khí tượng cho trước, mô hình mô phỏng đường đi (trajectory) cho phép truy ngược (backward) để xác định điểm thả bóng thám không ứng với vị trí cần quan trắc cho trước. Các kết quả thử nghiệm ban đầu đối với mode dự báo xuôi (forward) của mô hình mô phỏng đường đi của nghiên cứu trong tháng 4 năm 2019 khi so sánh cụ thể với quỹ đạo của bóng thám không quan trắc của Đài Khí tượng cao không. Bên cạnh đó một số đánh giá bổ sung với kết quả dự báo từ một mô hình mô phỏng đường đi khác (CUSF, Trường đại học Cambridge, Anh Quốc) được thực hiện cho thấy tính phù hợp của mô hình tính toán đường đi trong nghiên cứu và làm tiền đề cho các bài toán định hướng thả bóng thám không tăng cường đến các vị trí định trước trong những nghiên cứu tiếp theo.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Phạm Hồng Quang, Dư Đức Tiến, Phạm Hồng Công, Mai Khánh Hưng, Đặng Đình Quân (2019), Ứng dụng sản phẩm mô hình dự báo thời tiết phân giải cao WRF-ARW trong dự báo quỹ đạo và bài toán định hướng tăng cường quan trắc bóng thám không. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 701, 41-48.

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Đức Cường và các cộng tác viên, (2011), Nghiên cứu ứng dụng mô hình WRF dự báo thời tiết và bão ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ TN&MT.

2. Michalakes, J., Dudhia, J., Gill, D., Henderson, T., Klemp, J., Skamarock, W., Wang, W. (2005), The Weather Research and Forecast Model: Software Architecture and Performance, Proceedings of the Eleventh ECMWF Workshop on the Use of High Performance Computing in Meteorology, World Scientific, 156-168.

3. Yajima, N., Izutsu, N., Imamura, T., Abe, T. (2004), Launching Rockets from Ballons (Rockoons). Scientific Ballooning, Springer, 162. Doi:10.1007/978-0-387-09727-5. ISBN 978-0-387- 09725-1.

4. Skamarock, W.C., Klemp, J.B., Dudhia, J., Gill, D.O., Barker, D.M., Duda, M.G., Huang, X.Y., Wang, W., Powers, J.G. (2005), A description of the Advanced Research WRF Version 3, NCAR Tech. Note NCAR/TN-475+STR, pp. 113.

5. Stohl, A., Seibert, P. (1998), Accuracy of trajectories as determined from the conservation of meteorological tracers. Quarterly Journal of the Royal Meteorological Society, 124(549, Part A), 1465-1484.

6. Tozer, T.C., Grace, D. (2001), High-altitude platforms for wireless communications, Electronics & Communication Engineering Journal, VI-2001.

7. Võ Văn Hòa và cộng tác viên (2010), Nghiên cứu phát triển hệ thống dự báo tổ hợp thời tiết hạn ngắn cho khu vực Việt Nam. Thuyết minh đăng ký đề tài NCKH cấp Bộ, 17 tr.

8. Dư Đức Tiến, Hoàng Đức Cương, Mai Khánh Hưng, Hoàng Phúc Lâm (2019), Đánh giá tác động của việc sử dụng tham số hoá đối lưu trong dự báo đợt mưa lớn tháng 7 năm 2015 trên khu vực Bắc Bộ bằng mô hình phân giải cao. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 699, 1-8.

9. Trang thông tin của Đài khí tượng Cao không: http://data.amo.gov.vn/content/tkvt/list.asp