Tác giả

Đơn vị công tác

Trường Đại học khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt

Bài báo này sử dụng hai sơ dồ tham số hóa đối lưu khác nhau để xem xét ảnh hưởng của nó đối với trường mưa mô phỏng từ mô hình khu vực phân giải cao HRM. Trường hợp thứ nhất sử dụng sơ đồ gốc của Tiedtke (1989). Trường hợp thứ hai dùng sơ đồ Tiedtke được Nordeng cải tiến (No rdeng T.E., 1994) với sử dụng giả thiết khép kín kiểu thích ứng phụ thuộc vào thế năng đối lưu khả năng (CAPE) và khoảng thời gian phục hồi (còn gọi là thời gian tồn tại đối lưu) và đồng cuốn hút có tổ chức được xác định qua lực nổi trong đám mây.

Kết quả cho thấy dối với mưa trong bão việc thay đổi cách tính dòng cuốn hút có tổ chức liên hệ với lực nổi trong mây theo cải tiến của Nordeng có tác động nhạy dối với phân bố trường mưa lớn và do đó cho dự báo mưa tốt hơn về diện mưa. Việc sử dụng khép kín đối với thông lượng khối lượng tại đáy mây bằng hội tụ ẩm mực thấp (theo Tiedtke) hay phụ thuộc vào đại lượng CAPE (theo Nordeng) trong trường hợp mưa lớn do bão mang lại đều không có sự khác biệt dáng kể. Với ngưỡng mưa >40mm điểm số TS=30% dối với mưa sinh ra do quá trình quy mô lớn (như 1TCZ hay không khí lạnh) và =8,8% dối với mưa trong bão cho thấy sự khó khăn tăng lên của dự báo vị trí vùng mưa do bão mang lại.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Kiều Thị Xin, Vũ Thanh Hằng (2005), Thử nghiệp áp dụng sơ đồ tham số hóa đối lưu IEDTKE cải tiến trong mô hình khu vực phân giải cao HRM. Tạp chí khí tượng thủy văn, 538, 19-29.

Tài liệu tham khảo

  1. Arakawa, A. J. M. Chen, 1987. Closure assumptions in the cumulus parameterization problem. Short- and Medium-range numerical weather prediction. Collection of papers presented at the WMO/IUGG NWP Symposium, Tokyo, 107-131.
  2. Nordeng, T. E., 1994. Extended versions of the convective parametrization scheme at ECMWF and theừ impact on the mean and transient activity of the model in the tropics. ECMWF Tech. Report 206. Submitted for publication in Quarterly Journal of the Royal Meteorology Society.
  3. Smith, R. K., 2000. The role of cumulus convection in hurricanes and its representation in hurricane models. Review of Geophysics, 38, 4, 465-489.
  4. Tiedtke, M., 1988. Parameterization of cumulus convection in large-scale models. Physically-Based Modelling and Simulation of Climate and Climate change, M. Schlesinger, Ed. D. Reidel, 375-431.
  5. Tiedtke, M., 1989. A comprehensive mass flux scheme for cumulus parameterization in large-scale models. Monthly weather review, 117, 1779- 1799.
  6. Ulrich Damrath, 2002. Verification of the operational NWP models at DWD.