Tác giả
Đơn vị công tác
1Chuyên gia Quy hoạch thủy lợi
2Viện Quy hoạch Thủy lợi
Tóm tắt
Tình trạng mực nước sông vùng hạ du sông Hồng - Thái Bình bị hạ thấp dẫn tới các công trình khó lấy nước và xâm nhập mặn sâu hơn, nhất là vào thời kỳ sử dụng nước gia tăng cho đổ ải vụ Đông Xuân. Nghiên cứu này ứng dụng mô hình thủy lực MIKE 11 và mô đun truyền tải khuyếch tán để mô phỏng biến đông dòng chảy và xâm nhập mặn tại vùng ven biển ứng với các kịch bản nguồn nước xả từ các hồ chứa. Kết quả cho thấy trong thời kỳ đổ ải ứng với mực nước tại Hà Nội dưới +1,8m thì độ mặn tại các cống lấy nước vùng ven biển như Ngô Đồng, Mới, Hệ, Dục Dương… đều vượt 1‰, giới hạn đảm bảo lúa phát triển bình thường. Khi mực nước này xuống dưới + 1,2m thì độ mặn lên đến 3‰, thậm chí có lúc hơn 4‰. Dựa trên đặc điểm lấy nước, nghiên cứu khuyến cáo trong đợt xả đầu chỉ có các công trình vùng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình… lấy được nước để thau rửa hệ thống và đưa vào ruộng, nên chỉ cần mực nước + 1,8m tại Hà Nội là đủ. Việc giảm từ + 2,2m tại Hà Nội (theo Quyết định 740/QĐ-TTg) xuống + 1,8m sẽ giảm được lưu lượng xả từ các hồ từ 2.846m3/s xuống 1.972m3/s, tương đương 302 triệu m3 sau 4 ngày xả. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất điều chỉnh lượng nước cần xả, tiết kiệm nước cho các hồ chứa thủy điện.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Tô Văn Trường, Bùi Nam Sách, Nguyễn Văn Tuấn, Lê Viết Sơn (2019), Đánh giá xâm nhập mặn vùng ven biển Bắc Bộ ứng với các kịch bản cấp nước thời kỳ đổ ải vụ Đông Xuân trên hệ thống sông Hồng và đề xuất tiết kiệm nguồn nước từ các hồ chứa. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 704, 33-48.
Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Thủy lợi (2006), Đề tài KHCN cấp quốc gia Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng. Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài.
2. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2014), Đề tài KHCN cấp quốc gia Nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang trong mùa kiệt.
3. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2019), Đề tài KHCN cấp Tập đoàn EVN Đánh giá thực trạng lấy nước và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả lấy nước trong các đợt điều tiết nước bổ sung từ các hồ chứa thủy điện phục vụ gieo cấy lúa Đông Xuân, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài.
4. Viện Khoa học Thủy lợi (2018), Đề tài KHCN cấp quốc gia Nghiên cứu tổng thể giải pháp công trình đập dâng nước nhằm ứng phó tình trạng hạ thấp mực nước, đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng hạ du Sông Hồng. Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Đề tài KHCN cấp Bộ Đánh giá tác động của hệ thống hồ chứa trên sông Đà, sông Lô đến dòng chảy mùa cạn hạ lưu sông Hồng và đề xuất giải pháp đảm bảo nguồn nước cho hạ du. Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài.
6. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định 740/QĐ-TTg ngày 17/6/2019 ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.
7. Trịnh Thị Sen (2016), Luận án Tiến sĩ Tuyển chọn giống lúa chịu mặn và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam.
8. Maas, E., Hoffman, G., (1977), Crop salt tolerance current assessment. Journal of the Irrigation and Drainage Division, 103 (2), 115-134.
9. Volkmar, K.M., Hu, Y., Steppuhn, H., (1997), Physicological responses of plants to salinity: A review. Canadian Journal of Plant Science, 78 (1), 19-27.
10. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2018), Báo cáo kết quả dự án Giám sát nguồn nước phục vụ điều hành xả nước vụ Đông Xuân 2018.
11. Đại học Thái Bình (2019), Đề tài KHCN cấp quốc gia Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp đới bờ phục vụ phát triển bền vững vùng duyên hải Bắc Bộ - thí điểm tại tỉnh Thái Bình. Các báo cáo kết quả nội dung nghiên cứu.