Tác giả

Đơn vị công tác

Viện khí tượng thủy văn

Tóm tắt

Bài báo này phân tích diễn biến điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm trong thời gian sinh trưởng của bông vụ khô và bông vụ mưa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trên cơ sở đó, đánh giá điều kiện khí tượng nông nghiệp (KTNN) theo các giai đoạn phát triển của cây. Một số đặc trưng của điều kiện bức xạ, nắng và nhiệt độ cho cây bông đã được tính cho các tỉnh thuộc ĐBSCL. Từ đó thấy được mức thỏa mãn với nhu cầu về nhiệt, nắng, mưa cho cây bông của từng địa phương. Dựa trên cơ sở kết quả thí nghiệm trồng thử bông trong hai vụ: Vụ 2000 - 2001 và 2001 - 2002 ở cần Thơ, Sóc Trăng, tác giả phân tích chi tiết điều kiện khí tượng nông nghiệp cho hai vụ này.

Bằng cách so sánh với một số ngưỡng chỉ tiêu thuận lợi và bất lợi trong cả vụ và trong thời kỳ trọng yếu, cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đối với cây bông trong vùng. Trong bài báo này tác giả đưa ra một số nhận xét về điều kiện nhiệt và nắng thuận lợi, còn mưa và ẩm lại quá cao so với đòi hỏi của cây.

 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Phạm Thiên Nga (2006), Điều kiện khí tượng nông nghiệp đối với cây bông ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khí tượng thủy văn, 549, 35-46.

Tài liệu tham khảo

  1. Công ty Bông Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh. Báo cáo tóm tắt kết quả “Điều tra hiện trạng và khả năng phát triển cây bông ở đồng bằng sông Cửu Long”, 2001.
  2. Hoàng Đức Phương, nxb. Nông nghiệp. Giáo trình cây bông (dùng trong các trường đại học nông nghiệp), 1983.
  3. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam, 2004.
  4. Vũ Công Hậu, nxb. Nông thôn. Cây bông ở Việt Nam, 1962.
  5. Biswas B.C., Geneva, 1996. Definition of Agrometeorological Information on Cotton Crop, WMO, Agricultural Meteorology, CAgM Report No. 70.
  6. Cheng Chunshu, Feng XiuZao, Gao Liangzhi, Shen, China Meteorological Press. Climate and agriculture in China, 1993.
  7. Shen Shuanghe, Li Xiangge, (WMO) China. Agrometeorology, 1997.