Tác giả

Đơn vị công tác

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt

Diễn biến mưa ở khu vực ven biển Trung Bộ rất phức tạp, đặc biệt là mưa lớn diện rộng xảy ra ở khu vực này, càng về cuôi mùa mưa, mưa lớn trên khu vực càng khốc liệt. Chính vì vậy, trong bài báo này, tác giả tiến hành thử nghiệm mô hình WRF để dự báo mưa từ 1 đến 3 ngày cho một số đợt mưa lớn với những hình thế thời tiết đặc trưng bằng việc sử dụng độc lập hai sơ đồ đối lưu là sơ đồ Betts-Miller-Janjic (BMJ) và sơ dồ Kain-Fritsch (KF). Kêt quả cho thấy, mỗi sơ đồ đôi lưu đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Có thể nói, vùng mưa và diện mưa khi dự báo bằng sơ dồ BMJ phù hợp hơn so với dự báo bằng sơ dồ KF, song lượng mưa tích lũy dự báo trong sơ dồ KF lại cao hơn so với sơ đồ BMJ. Tuy nhiên, lượng mưa dự báo của mô hình đối với cả hai sơ đồ thường thấp hơn so với thực tế.

 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Chu Thị Thu Hường (2006), Nghiên cứu thử nghiệm dự báo mưa thời hạn từ 1 đến 3 ngày cho khu vực Trung Bộ Việt Nam bằng hệ thống mô hình WRF. Tạp chí khí tượng thủy văn, 550, 34-43.

Tài liệu tham khảo

  1. Lê Đình Quang. “Đặc điểm mưa lớn ở miền trung Việt Nam”. Trung tâm Khoa học công nghệ Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, Hà Nội.
  2. Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia. “Tóm tắt tình hình Khí tượng, Khí tượng nông nghiệp, Thuỷ văn và Hải văn tháng X năm 2004”. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, tháng 11 năm 2004.
  3. Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia. “Tóm tắt tình hình Khí tượng, Khí tượng nông nghiệp, Thuỷ văn và Hải văn tháng XI năm 2004”. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, tháng 12 năm 2004.
  4. Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia. Công nghệ dự báo và phục vụ dự báo Khí tượng Thuỷ văn. Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học. 2005
  5. Jimy Dudhia, Morris Weisman, Bill Skamarock and Wei Wang “Studies of heavy rainfall in the United states with WRF”. Mesoscale and Microscale Meteorology Division National Center for Atmospheric Research Boulder, co, USA.