Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Sự tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực tiêu thụ tại các khu đô thị trong thời gian qua trên phạm vi toàn cầu đã dẫn tới sự gia tăng đáng kể lượng chất thải rắn đô thị (CTRĐT) được tạo ra. Các CTRĐT không chỉ làm mất thẩm mỹ môi trường cảnh quan xung quanh chúng ta mà còn có thể là nguồn gia nhập các chất hóa học, sinh học độc hại vào môi trường. Điều này tạo nên mối đe dọa cho sức khoẻ và cuộc sống người dân trong thành phố cũng như khu vực phụ cận và sức khoẻ thế hệ tương lai.

Để phát triển bền vững cần có sự thay đổi về tư duy trong vấn đề quản lý CTRĐT. Bên cạnh giảm thiểu ảnh hưởng nguy hiểm lên môi trường bằng cách cách ly các bãi rác khỏi khu vực nước ngầm, làm sạch các phát thải của nhà máy đốt rác, cần phải kiểm soát những gì đi vào bãi rác bằng cách tiến hành phân loại tại nguồn thải bởi vì kiểm soát những gì đi vào bãi rác dễ dàng hơn kiểm soát những gì từ bãi rác đi vào môi trường. Để đạt được mục tiêu này nhất thiết phải xây dựng thật tổt các công cụ quản lý CTRĐT dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.

Bài báo này trình bày một số kết quả bước đầu nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý sô' liệu chất thải rắn đô thị được thực hiện trong thời gian qua tại Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Khu vực Tp. Hồ chí Minh được đề cập đến .

 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Bùi Tá Long, Nguyễn Thu Hương, Cao Duy Trường (2007), Ứng dụng GIS trợ giúp công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị, thành phố Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 557, 34-43.

Tài liệu tham khảo

1.  Bùi Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Lưu Minh Tùng. Xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác giám sát chât lượng mõi trường cho các tỉnh thành Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, N12 (517), 2004, trang 10-19. 2Ọ04.

2. Bùi Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Lưu Minh Tùng. Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý môi trường cho các tĩnh thành Việt Nam. Tuyển tập Báo cáo tại Hội nghị môi trường toàn quốc 4/2005 tại Hà Nội, trang 1200 - 1208. 2005.

3. Bùi Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Lưu Minh Tùng, Võ Đăng Khoa. Xây dựng hệ thôhg thông tin môi trường hỗ trợ thông qua quyết định môi trường cấp tĩnh thành. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 5 (533), trang 31 - 40. 2005.

4. Kurt Fedra, 1999. Urban environment management: monitoring, GIS and modeling. Computer, Environment and Urban Systems, 23(1999) 443-457.

5. Monica M. DeAngelo. Siting of waste to energy facilities in New york city. M.S. thesis in Earth Resources Engineering (nguồn Internet).

6. G. van den Dool, T. Mustonen, K. Sirvio, M. Kolehmainen and J. Ruuskanenl, Intelligent Waste Management (nguồn Internet).

7. Moore, B. Kung, S-Y Tu, P.Grime. Progress towards the establishment of a national waste database. Waste Service of NSW (nguồn Internet).

8. Stephen Moore and Shin-Yu Tu. Application of the Australian waste database to regional environment management. CRCfor Waste Management & Pollution Control Ltd., University of New South Wales Sydney 2052 Australia (nguồn Internet).