Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình

Tóm tắt

Rừng ngập mặn (RNM) khu vực Nam Trung Bộ là hệ sinh thái đặc trưng, đa chức năng cho vùng duyên hải, RNM khu vực này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ đất cửa sông, vùng đầm, vịnh, chống xói mòn, sạt lở, đặc biệt bảo vệ cuộc sống và sinh kế của cộng đồng dân cư. Khu vực nghiên cứu có độ mặn nước biển cao, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão gió mạnh hàng năm là những yếu tố khó khăn cho việc phục hồi RNM. Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp tổng hợp, điều tra thực địa được diện tích rừng và đất ngập mặn là 824,59 ha, trong đó diện tích diện tích có RNM là 359,06 ha. Nghiên cứu đã xác định được 21 loài thực vật, thuộc 12 chi và 10 họ thực vật. Đã ghi nhận thêm vùng phân bố mới của loài Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt) là loài quý hiếm ở mức VU - mức sẽ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) tại Ninh Thuận. Bước đầu phát hiện một loài Giáp xác chân đều Sphaeroma terebrans Bate (1866), thuộc họ Sphaeromatideae, bộ Chân đều (Isopoda) hại cây ngập mặn Bần trắng (Sonneratia alba Smith) trên 3 tuổi gây hại RNM ở tỉnh Bình Định. Bước đầu đề xuất giải pháp trồng RNM phù hợp với đặc điểm lập địa bằng giải pháp kỹ thuật lâm sinh.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Đỗ Quý Mạnh, Nguyễn Quốc Huy, Lê Văn Tuất (2019), Một số kết quả bước đầu nghiên cứu về rừng ngập mặn Nam Trung Bộ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 705, 45-55.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Quyết định số 1819/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/5/2017 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Quyết định số 1187/QĐ-BNN-TCLN ngày 03/4/2018 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 46-84.

4. Ngô Đình Quế, Nguyễn Xuân Quát (2012), Ứng dụng lập địa trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 58-60.

5. Nguyễn Xuân Hòa, Phạm Thị Lan, Nguyễn Xuân Trường (2010), Hiện trạng RNM ở dải ven biển Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận). Tuyển tập nghiên cứu Biển, XVII, 167-177.

6. Hoàng Văn Thơi, Trần Đức Thành, Kiều Mạnh Hà (2012), Nghiên cứu thành phần loài và phân bố cây ngập mặn làm cơ sở chọn loài cây trồng trên nền san hô ngập nước ven biển, đảo các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 3/2012, 75-81.

7. Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản (1984), Kết quả nghiên cứu về hệ thực vật RNM Việt Nam, Tuyển tập hội thảo Quốc gia về hệ sinh thái RNM Việt Nam lần 1, Hà Nội, 68-73.