Tác giả

Đơn vị công tác

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường HN

Tóm tắt

Đặc điểm hoạt động của SM trên lãnh thổ Việt Nam đã được phân tích dựa trên sự biến đổi trong ngày bắt đầu, kết thúc, thời gian kéo dài và cường độ của nó. Từ bộ số liệu tái phân tích trường HGT và U tại mực 1000hPa, 850hPa lúc 7 giờ hàng ngày và trung bình tháng trong thời kỳ 1981-2015, các chỉ số SM trên hai miền khí hậu Việt Nam đã được xác định. Đồng thời, các chỉ số và chỉ tiêu SM trên từng miền cũng được đưa ra nhằm loại bỏ đới gió tây nam từ ACTBD. Những kết quả chỉ ra rằng, SM trên miền khí hậu phía Nam thường bắt đầu sớm và kết thúc muộn hơn so với miền khí hậu phía Bắc. Trong các năm El Nino, SM thường bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn trong các năm La Nina. Trong thời kỳ 1981-2015, trên cả hai miền, SM đều có xu thế đến sớm hơn khoảng 1 đến 2 ngày/thập kỷ. Ngược lại, ngày kết thúc SM trên miền khí hậu phía Nam lại có xu thế muộn hơn khoảng 3,2 ngày/thập kỷ, trên miền khí hậu phía Bắc thì biến đổi không nhiều. Do đó, thời gian hoạt động của SM có xu thế tăng khoảng 5,7 ngày/thập kỷ (ở miền khí hậu phía Nam) và 1,27 ngày/thập kỷ (ở miền khí hậu phía Bắc). Hơn nữa, cường độ của SM trên các vùng khí hậu phía Nam cũng mạnh hơn khoảng 2 lần so với các vùng khí hậu phía Bắc.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Chu Thị Thu Hường, Trần Đình Linh (2019), Đặc điểm hoạt động của gió mùa mùa hè trên lãnh thổ Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 705, 56-63.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Quang Đức (2011), Xu thế biến động của một số đặc trưng gió mùa mùa hè khu vực Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 27-3S, 14-20.

2. Ngô Thị Thanh Hương (2018), Biến đổi một số đặc trưng gió mùa mùa hè ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Luận án tiến sỹ Khí tượng và Khí hậu học.

3. Nguyễn Đăng Mậu (2018), Nghiên cứu đánh giá và dự tính biến động của các đặc trưng gió mùa mùa hè ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ Khoa học Trái đất, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

4. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Khí hậu và Tài nguyên Khí hậu Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

5. Nguyễn Thị Hiền Thuận (2005), Sự biến động của các chỉ số gió mùa mùa hè ở Nam Bộ trong các pha ENSO. Tuyển tập báo cáo Hội thảo Khoa học lần thứ 9, Viện Khí tượng Thủy văn.

6. Nguyen, L.D., Matsumotoa, J., Ngo, D.T., (2014), Climatological onset date of summer monsoon in Vietnam. International Journal of Climatology, 34, 3237-3250.

7. Fasulo, J., Webster, P., (2003), A hydrological definition of Indian monsoon onset and withdrawal. Journal of Climate, 17, 3200-3211.

8. Joseph, P.V., Eischeid, J.K., Pyle, R.J., (1994), Interannual variability of the onset of Indian summer monsoon and its association with atnospheric features, El Nino, and sea surface temperature anomalies. Journal of Climate, 7, 81-105.

9. Kajikawa, Y., Wang, B., (2012), Interdecadal change of the South China Sea summer monsoon onset. Journal of Climate, 27, 3207-3218, doi: 10.1175/JCLI-D-11-00207.1.

10. Liu, P., Qian, Y., Anning, H., (2009), Impacts of Land Surface and Sea Surface Temperatures on the Onset Date of the South China Sea Summer Monsoon. Advances in aTnospheric sciences, 26 (3), 493-502.

11. Pham, X., Fontaine, B., Philippon, N., (2010), Onset of the summer monsoon over the southern Vietnam and its predictability. Theor. Appl. Climatol. 99, 105-113. Doi: 10.1007/S00704-009- 0115-Z.

12. Prasad, V.S., Hayashi, T., (2005), Onset and withdrawal of Indian summer monsoon. Geophysical Research Letters 32, L20715, doi: 10.1029/2005GL023269.

13. Wang, B., Lin, H., Zhang, Y., Lu, M.M., (2004), Definition of South China Sea monsoon onset and Cemmencement of the East Asia summer monsoon. Journal of Climate, 17, 699-710.

14. Zhang, T.L., Wang, B., Wu, (2002), Onset of the Summer Monsoon over the Indochina Peninsula: Climatology and Interannual Variations. Journal of climate, 15, 3206-3221.