Tác giả
Đơn vị công tác
1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường HN
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng số liệu tái phân tích ERA Interim để xây dựng bản đồ trường đường dòng trên các mực đẳng áp chuẩn 1000hPa, 850hPa, 700hPa và 500hPa trong 134 ngày thuộc 35 đợt mưa lớn để xác định hình thế gây mưa lớn trong thời kỳ mùa đông trên khu vực Tây Bắc Bộ. Kết quả cho thấy, ở các mực dưới của tầng đối lưu (1000hPa, 850hPa), hình thế thời tiết chủ yếu không thuận lợi để gây mưa lớn. Phần lớn thời gian, ở các mực này không khí lạnh chi phối ổn định trên khu vực. Ngược lại, hình thế ở các mực giữa đối lưu (700hPa, 500hPa) lại rất luận lợi để gây mưa. Trong đa số các ngày xảy ra mưa lớn, trên khu vực chịu ảnh hưởng rìa áp cao Thái Bình Dương, rãnh gió tây hoặc sự hội tụ giữa chúng. Về vai trò gây mưa, hình thế ở các mực giữa có vai trò quyết định trong phần lớn thời gian, trong đó, hình thế ở mực 700hPa có vai trò lớn hơn ở mực 500hPa. Tuy vậy, trong một vài trường hợp khi hình thế ở các mực giữa không thuận lợi, hình thế ở các mực dưới lại có vai trò quyết định.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Trần Đình Linh, Phạm Minh Tiến, Chu Thị Thu Hường (2019), Hình thế thời tiết gây mưa lớn trong thời kỳ mùa đông trên khu vực Tây Bắc Bộ Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 705, 71-80.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Việt Liễn (2010), Giáo trình Khí hậu Việt Nam. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.
2. Nguyễn Xiển, Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Dắc (1968), Đặc điểm khí hậu miền Bắc. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
3. Phạm Vũ Anh, Nguyễn Viết Lành (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của không khí lạnh lục địa tới miền Bắc Việt Nam trong mùa thu bằng chuỗi số liệu tái phân tích. Tạp chí Khí tượng thủy văn, 577, 1-5.
4. Thái Thị Thanh Minh, Trần Thị Huyền Trang (2015), Rãnh Đông Á và sự biến đổi của nó qua những thập kỷ gần đây. Tạp chí Khí Tượng Thủy Văn, 655, 23-30.
5. Yang, S., William, K.M. Lau, Kim, K.M., (2002), Variations of the East Asian Jet Stream and Asian-Pacific-American Winter Climate Anomalies. Journal of Climate, 15 (3), 306-325.
6. Arvin, A., Sajadian, S.M., Ghangherme, A., Heydari, J., (2015), The Role of Subtropical JetStream in Daily Precipitation More Than 10mm in Zayanderood Basin. Physical Geography Research Quarterly, 47 (1), 18-20.
7. Nguyễn Đức Ngữ (2002), Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, môi trường và kinh tế xã hội ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp quốc gia.
8. Zhou, L.T., Tam, C.Y., Zhou, W., Chan, J.C.L., (2010), Influence of South China Sea SST and the ENSO on winter rainfall over South China. Advances in Atmospheric Sciences, 27 (4), 832- 844.
9. Zhang, Z., Gong, D.Y., Hu, M., Guo, D., He, X., Lei, Y., (2009), Anomalous winter temperature and precipitation events in southern China, Journal of Geographical Sciences 19(4): 471-488.
10. Wu, R., Hu, Z.Z., Kirtman, B.P., (2003), Evolution of ENSO-Related Rainfall Anomalies in East Asia. Journal of Climate, 16, 3742-3758.
11. Hiroshi, G., Takahashi, Idenaga, T., (2013), Impact of SST on Precipitation and Snowfall on the Sea of Japan Side in the Winter Monsoon Season: Timescale Dependency. Journal of the Meteorological Society of Japan, 91 (5), 639-653.