Tác giả

Đơn vị công tác

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt

Trong bài báo này, mô hình quy mô vừa WRF được sử dụng để mô phỏng đợt mưa lớn từ ngày 01-06/8/2017 tại tỉnh Sơn La, mô hình được thiết kế với ba lưới lồng nhau có độ phân giải tương ứng là 54km, 18km và 6km. Số liệu sử dụng là số liệu GFS cung cấp bởi Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ (NCEP) có độ phân giải không gian là 0,5 x 0,5 độ kinh vĩ với 27 mực theo chiều thẳng đứng kết hợp với dữ liệu từ vệ tinh TRMM 3B42.V7 và số liệu quan trắc. Kết quả cho thấy, diện mưa và lượng mưa mô phỏng thường cao hơn so với quan trắc, mô hình đã nắm bắt được phần nào phân bố không gian và diễn biến thời gian của mưa trên khu vực. Bài báo cũng đã xác định được cơ chế gây ra mưa lớn ở đây: Đó là do sự kết hợp của rãnh thấp ở bề mặt với xoáy thấp phát triển từ tầng thấp lên đến mực 500mb trên khu vực Bắc Bộ. Bên cạnh đó, hiệu ứng của địa hình và vận tải ẩm hướng tây tây nam từ vịnh Bengal cũng là những nhân tố quan trọng góp phần gây ra đợt mưa lớn diện rộng này.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Viết Lành, Nguyễn Thị Thanh Lam (2018), Nghiên cứu mô phỏng và xác định cơ chế gây ra đợt mưa lớn vào đầu tháng 8 năm 2017 tại tỉnh Sơn La. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 692, 1-9.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Thắng và cs. (2011), Thử nghiệm dự báo mưa lớn bằng mô hình WRF cho khu vực Bắc Bộ Việt Nam, Hội thảo Quốc tế Gió mùa châu Á, Đà Nẵng, tháng 3/2009;

2. Vũ Văn Thăng và cs. (2017), Nghiên cứu cơ chế nhiệt động lực gây mưa lớn và khả năng dự báo mưa lớn mùa hè khu vực nam bộ và nam tây nguyên do tương tác gió mùa Tây Nam - bão trên biển Đông, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ;

3. Nguyễn Tiến Toàn (2011), Dự báo mưa lớn do không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới từ 1 đến 3 ngày cho khu vực Trung Trung Bộ bằng mô hình WRF, Luận văn thạc sỹ, trường ĐHKHTN-ĐHQGHN.

4. Kumar A, Dudhia J, Rotunno R, Niyogi D, Mohanty UC (2008), Analysis of the 26 July 2005 heavy rain event over Mumbai, Indian Using the Weather Research and Forecasting (WRF) model, Q.J.R.Meteorol.Soc.134:1897–1910;

5. Wei Wang (2014), WRF Nesting: Set Up and Run, NCAR/NESL/MMM.

6. https://baomoi.com/son-la-thiet-hai-do-mua-lu-gay-ra-khoang-672-ty-dong/c/22942467.epi

7.http://cola.gmu.edu/grads/gadoc/tutorial.html?fbclid=IwAR1Ps2ieBlVuZqwyk0FbKEqRwyO2vzg_8zGcCnJWDzC6DJVoOgO6L5aNnEY