Tác giả

Đơn vị công tác

1Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương

Tóm tắt

Mục đích của bài báo này là khảo sát độ nhạy của các kết qủa dự báo quỹ đạo bão tới các sơ đồ tham số hóa đối lưu và lớp biên hành tinh được tích hợp bên trong mô hình WRF. Trong nghiên cứu này, 4 tùy chọn sơ đồ tham số hóa đối lưu bao gồm sơ đồ Kain-Fritsch (KFS), Betts-Miller-Janjic (BMJ), Grell-Devenyi (GDS) và Arakawa-Schubert (ASS) và 3 tùy chọn sơ đồ tham số hóa lớp biên hành tinh bao gồm sơ đồ Yonsei (YSU), Mellor-Yamada-Janjic (MYJ) và MRF được sử dụng. Các kết qủa đánh giá cho 68 trường hợp của 8 cơn bão hoạt động trên Biển Đông trong mùa bão 2006 đã cho thấy các kết qủa dự báo qũy đạo dựa trên mô hình WRF là khá nhạy với các tùy chọn sơ đồ tham số hóa đối lưu và lớp biên hành tinh. Trong 12 phương án thử nghiệm được đề xuất, các thử nghiệm sử dụng sơ đồ tham số hóa đối lưu KFS cho chất lượng dự báo qũy đạo tốt nhất. Ngược lại, kỹ năng dự báo tổị nhất được tìm thấy trong các thử nghiệm sử dụng sơ đồ GDS. Ngoài ra, kết qủa đánh giá hai thành phần sai số AT và CT đã chỉ ra rằng trong các thử nghiệm dự báo qũy đạo bão dựa trên mõ hình WRF thường có giá trị AT dương và CT âm, đặt biệt sai số về hướng (CT) là lớn hơn sai số về tốc độ (AT).

 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Võ Văn Hòa (2008), Khảo sát độ nhạy của các kết quả dự báo quỹ đạo bão tới các sơ đồ tham số hóa vật lý trong mô hình WRF. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 571, 12-19.

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Hòa: Đánh giá kỹ năng dự báo bão của mõ hình WRF. Tạp chí KTTV, số 567, tr 37-46, 3/2008.

2. Arakawa, A., and w H. Schubert, 1974: Interaction of a cumulus cloud ensemble with the large-scale environment, Part I. J. Atmos. Sc., 31, 674-701.

3. Grell G. A. and D. Devenyi, 2002: A generalized approach to parameterizing convection combing ensemble and data assimilation techniques. Geophys. Res. Lett, 29(14), Article 1693.

4. Hong s. Y. and H. L Pan, 1996: Nonlocal boundary layer vertical diffusion in a medium range forecast model. Mon. Wea. Rev., 126, 2621-2639.

5. JanjicZ. I., 1996: The sruface layer in the NCEP Eta model, Eleventh Conference on NWP, Norfolk, VA, 19-23 August, Amer. Meteor. Soc., Boston, MA, 354-355.

6. Janjic z. I., 2000: Comments on “Development and Evaluation of a convection scheme for use in climate model". J. Atmos. Sei., 57, p 3686.

7. Kain, J. s. and J. M. Fristch, 1990: A one-dimensional entraining/detraining plume model and its application in convective parameterization. J. Atmos. Sci., 47, 2784-2802.

8. William c. Skamarock, etc, 2005: A description of the Advanced Research WRF.