Tác giả
Đơn vị công tác
1Trung tâm Khí tượng Thủy văn Biển
Tóm tắt
Mực nước biển dâng cao dị thường vào các kỳ nước triều lớn nhất trong năm khi không có bão, nhân dân các vùng ven biền thường gọi là triều cường. Mực nước dâng cao là mực nước U w u tổng cộng của hai thành phần điều hoà triều do tác động của các lực thiên văn và thành phần phi điều hoà. Sự dồn nước vào các vùng ven bờ miển Trung, Đông Nam Bộ xẩy ra vào các tháng 10, 11, 12 và tháng 1 năm sau là thời gian thủy triều cổ độ lớn nhất trong năm. Hệ thống gió mùa đông bắc trên biền Đông chiếm ưu thế cả về cường độ và thời gian tồn tại vào các tháng này là điều kiện quyết định hình thành hệ dòng chảy gió bề mặt Ekman hướng vào vùng thềm lục địa Việt Nam. Do hiệu ứng dòng tài Ekman bề mặt, dòng chày tầng sâu, dòng địa chuyền xu hướng tiệm cận vào g,ầmbớ do hiệu ứng bơm Ekman. Hiệu ứng bơm Ekman đã gây nên sự trao đỗi khối nước tầng sâu và tầng-mạt có tính bù trừ cho nhau gây nên nguồn nước dâng ven bờ.Trong thành phần tích lũy khối nước vào bờ có vai trò của sự dâng cao mực nước biển thường kỳ liên quan đến biến đổi khí hậu. Thành phần dâng cao mực nước biền trung bình lên tới 5-6 cm trong 20 năm gần đây tại các trạm Quy Nhơn, Sơn Trà, Vũng Tầu và Hòn Dấu đã khẳng định nhận định đó. Các tác động khác như sóng, gió địa phương và dao động địa chấn khu vực đã được xem xét đến với tư cách là tác động không thường xuyên tạo nên mực nước biển dâng cao cụ thể cho từng khu vực dải ven bờ miền Trung và Đông Nam Bộ.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Bùi Xuân Thông (2008), Mực nước biển dâng vào kỳ triêu cường tại các vùng ven biển Miền Trung, Đông Nam Bộ trong tác động biến đổi khí hậu. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 571, 33-43.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đình Xuyên, Nguyễn Văn Lương, Đào Trọng Hiển, 2005: số liệu hoạt động đĩa chẩn khu vực biển Đông.
2. Bùi Xuân Thông, 2000: Tồng kết Đề tài cấp Nhà nước "Nghiên cứu biến động các trường khí tượng cơ bản Biển Đông" - Mã số KHCN 06 13, Bộ KHCN.
3. Bùi Xuân Thông, 2005: Đặc điểm hình thành các loại sóng lớn xẩy ra tại ven bờ Việt Nam và vai trò của hệ thống rừng ngập mặn trong công tác giàm nhẹ thiên tai. Hội thảo quốc gia về rừng ngập mặn, Hà Nội 8-10 tháng 10 năm 2005.
4. Bùi Xuân Thông, 2007: Đề xuất hướng cảnh báo mực nước biển dâng dị thường trong điều kiện phát triển sóng lừng kết hợp mực nước triều kỳ triều cường tại các vùng ven biển Việt Nam. (351-358). Tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10, Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn.
5. Bùi Xuân Thông, Nguyễn Doãn Toàn và Trịnh Tuấn Đạt, 2007: Xác định các nguyên nhân cơ bàn hình thành các loại sóng lớn không có bão thường xẩy ra vào thời kỳ triều cường. Tuyển tập bào cáo khoa học Khí tượng Thuỷ vẫn biển nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Trung tâm KTTV Biển (Tr. 10- 29).
6. Bùi Xuân Thông, 2007: Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ: "Nghiên cứu hiện tượng mực nước biển dâng di thường không phài do bão xẩy ra tại ca'c vùng cừa sông, ven biển Việt Nam"
7. Đặc điểm thời tiết các năm 1987- 2006. Tài liệu pha't hành cùa Trung tâm Dự báo Khí tượng Thùy văn Trung ương.
8. B. Ken Brink:, 1978: Coastal Tranzition Zone. Woods Hole. US A
9. Bùi Xuân Thông, 2006: Characteristics of significant wave formation in the coastal zone of VietNam and importance of mangrove forests in natural disaster mitigation, pp 3-11. (in the Book: Phan Nguyen Hong ed. The role of mangrove and coral reef ecosystems in natural disaster mitigation and coastal life improvement. MERD/CRES/VNU and IUCN. Hanoi Agicultural Publishing House.