Tác giả

Đơn vị công tác

1Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa

2Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

3Vụ Quản lý dự báo khí tượng thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Tóm tắt

Đây là nghiên cứu đầu tiên trong việc tìm kiếm mối liên hệ giữa sự khởi phát gió mùa mùa hè Nam Á và hiện tượng nắng nóng tại một khu vực cụ thể ở nước ta. Số liệu tái phân tích và số liệu quan trắc trong 32 năm (1985-2016) được sử dụng để tìm hiểu sự thay đổi nhiệt độ bề mặt khí quyển mực 2m (T2m) ở khu vực vùng núi bắc Trung Bộ trước và sau thời điểm bùng phát gió mùa mùa hè Nam Á. Phân tích giá trị trung bình của nhiệt độ và hàm trực giao tự nhiên theo các khoảng thời gian trước, trong và sau thời điểm bắt đầu gió mùa mùa hè cho thấy số ngày nắng nóng ở khu vực bắc Trung Bộ có gia tăng kể từ thời điểm gió mùa mùa hè bắt đầu hoạt động. Kết quả nghiên cứu này bổ sung vào sự hiểu biết chung về ảnh hưởng của gió mùa mùa hè tới chế độ thời tiết tại một khu vực cụ thể ở Việt Nam.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Đỗ Thị Thi, Hoàng Đức Cường, Lương Tuấn Minh, Nguyễn Đăng Quang (2018), Nghiên cứu đặc điểm trường nhiệt độ vùng núi Bắc Trung Bộ tại thời điểm trước và sau ngày bắt đầu gió mùa mùa hè. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 692, 26-33.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Châm, Trần Thị Thúy Nga, Hoàng Đức Cường, Nguyễn Đăng Quang, (2017), Nghiên cứu ngày bắt đầu gió mùa mùa hè, ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây Nguyên và khả năng dự báo thời điểm bắt đầu mùa mưa bằng phương pháp phân tích Canon. Tạp chí KTTV số tháng 6/2017.

2. Lê Thị Xuân Lan và cộng sự (2017), Đặc điểm mùa mưa khu vực Nam Bộ, sách chuyên khảo, chương II, tr. 16-24.

3. Phan Văn Tân, Phạm Thanh Hà, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Văn Hiệp, Ngô Đức Thành (2016), Sự biến đổi của ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây Nguyên và khả năng dự báo. Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội: Các khoa học trái đất và môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 1-18.

4. Carlos Alberto Repelli, and Paulo Nobre (2003), CCA and statistical prediction. Statistical prediction of sea-serface temperature over the tropical Atlantic, Int. J. Climatol. 24: 45-55 (2004).

5. Landman, W. A., and E. Klopper (1998), 15-year simulation of the December to March rainfall season of the 1980s and 1990s using canonical correlation analysis(CCA), Water S. A. 24.4 (1998): 281-285.

6. Lau, K. M., and S. Yang (1997), Climatology and interannual variability of the Southeast Asian summer monsoon, Adv. Atmos. Sci., 14, 141-161.

7. J. Matsumoto, (1997), Seasonal Transition of Summer Rainy Season over Indochina and Adjacent Monsoon Region. J.Adv.Atmos.Sci, 14(2): 231. doi: 10.1007/s00367-997-0022-0.

8. Nguyen Dang Quang et al (2014), Variations of monsoon rainfall: A simple unified index, Geophysical Research Letters, Volume 41, Issue 2, 575-581. 

9. Pham Xuan Thanh et al (2010), Onset of the summer monsoon over the southern Vietnam and its predictability. Theor Appl Climatol (2010) 99:105-113 doi 10.1007/s00704-009-0115-z.

10. Wang, B. and LinHo. (2004), Definition of South China Sea Monsoon Onset and Commencement of the East Asia Summer Monsoon. J. Clim (2004). Volum 17, 699-710.

11. Wilks, Danial S. (2006), Statistical Methods in the Atmospheric Sciences, Second Edition, Elsevier publisher, 649pg, ISBN 10: 0-12-751966-1.

12. Y. Zhang., T. Li, Wang B. and et.al (2002), Onset of the summer monsoon over the Indochina Peninsula. Int. J. Climatol., 15(22), 3206-3221.