Tác giả

Đơn vị công tác

1Phân viện Khí tượng Thuỷ văn phia Nam

Tóm tắt

Thông qua  phân tích hóa học nước mưa 10 năm (1996-2005) của 4 trạm Tân Sơn Hòa (TP. Hồ Chí Minh), Tây Ninh,  Cần Thơ  và Cà Mau cho thấy tình hình mưa axít xảy ra ở khu vực Nam Bộ /à đáng kể với tần suất xuất hiện mưa axít có pH<5,6 trung bình 10 năm là khá cao từ 39,8% đến 58,0%. Mưa axít tại khu vực Nam Bộ thường tập trung vào cuối mùa mưa (tháng 9, 10) và tháng chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa khô (tháng 11), trong đó tháng 10 có tần suất mưa axít cao nhất.

So với các trạm khác của khu vực Đông Á (2000-2005) trong đó có 2 trạm là Hòa Bình và Hà Nội ở miền Bắc Việt Nam, tình hình xảy ra mưa axít ở khu vực Nam Bộ Việt Nam còn thấp, qua đó chỉ số lắng đọng lưu huỳnh (DS) và nitơ (DN) cũng thấp hơn. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra nhận định rằng ion Ca2+ và NH4+ là 2 thành phần cation chính trung hòa tính axít trong nước mưa của khu vực Nam Bộ (2005).

 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Thị Kim Lan (2008), Hiện trạng mưa axít khu vực Nam Bộ (1996-2005)Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 570, 38-44.

Tài liệu tham khảo

1. Acid Deposition and Oxidant Research Center (ADORC) - Network Center for EANET (2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006). Data Report on the Acid Deposition in the East Asian Region 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, Japan.

2. Hara, H., Bulgan, T, Cho, s. Y., Deocadiz, Ella s., Khodzher, T, Khummongkol, p., Lian, W.F., Vu Van Tuan (2005), “Wet Deposition in East Asia Based on EANET Measurements, Acid Rain 2005, 7th International Conference on Acid Deposition, Prague, Czech Republic.

3. Phạm Gia Hiền (2001), “Phân tích số liệu nước mưa", Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học vấn để Giám sát Lắng đọng Axít, Viện Khí tượng Thủy văn và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Tp. Hỗ Chí Minh, tr. 41-55.

4. Trần Minh Khôi, Nguyễn Lê Anh Tuấn (2003), “Mạng quan trắc mưa acid khu vực phía Nam - Các hoạt động và kết quả giám sát", Tuyển tập báo cáo Hội thào khoa học thường niên năm 2003, Phân viện Khí tượng Thủy văn phía Nam, Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, tr. 55-62.

5. Tran Thi Ngoc Lan (2004) - Environmental characteristics and Material Damage in South of Vietnam. Doctoral Thesis at Osaka Prefeture University

6. Đặng Đức Nhuận, Phạm Duy Hiển, Nguyễn Hòa Quang, Vương Thu Bắc, Hoàng Chung Thầm, Nguyễn Mạnh Ẩm, Nguyễn Quốc Tuấn (1999), “Hóa học khí quyển, ô nhiễm bụi khí và ảnh hường của chúng đến rơi lắng axit", Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thào Giám sát Lẳng đọng Axít ở Việt Nam, Viện Khí tượng Thủy văn, Hà Nội, tr. 61-68.