Tác giả
Đơn vị công tác
1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ
Tóm tắt
Cấp độ rủi ro do bão trong Quyết định 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ được quy đổi từ cấp gió, do đó cần chi tiết cấp độ rủi do bão ở địa phương, trong đó có tỉnh Ninh Thuận. Trong nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để chi tiết tính dễ bị tổn thương khi bão đổ bộ vào Ninh Thuận. Từ bản đồ chi tiết tính dễ bị tổn thương kết hợp với Quyết định 44 đã xây dựng được bản đồ rủi ro do bão chi tiết đến cấp xã của tỉnh Ninh Thuận. Bản đồ chi tiết gió bão được xây dựng bằng phương trình tương quan theo các hướng khác nhau tính từ tâm bão dựa trên số liệu của trận bão số 12 năm 2017. Giả định trận bão này đổ bộ vào phía bắc, trung tâm và phía nam tỉnh Ninh Thuận đã chi tiết được cấp độ rủi ro do bão. Bản đồ cấp độ rủi ro do bão được phân vùng ứng với cấp độ rủi ro từ cấp 1 đến cấp 4, chi tiết hơn cấp độ rủi ro toàn bộ tỉnh Ninh Thuận là cấp 4 theo Quyết định 44. Kết quả nghiên cứu có cơ sở khoa học và thực tiễn, giúp cảnh báo chi tiết cấp độ rủi ro do bão trong công tác nghiệp vụ dự báo bão ảnh hưởng đến Ninh Thuận.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Bùi Văn Chanh, Võ Anh Kiệt, Đặng Văn Dũng (2018), Nghiên cứu thử nghiệm phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để chi tiết hóa cấp độ rủi ro do bão tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 692, 34-40.
Tài liệu tham khảo
1. Cấn Thu Văn (2015). Luận án Tiến sĩ Thủy văn học: “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vũ Gia - Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai”, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn (2012). Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương - Lý luận và thực tiễn - Phần 1: Khả năng ứng dụng trong đánh giá tính dễ bị tổn thương lũ lụt ở Miền Trung Việt Nam, Tạp chí Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 28, Số 3S(2012) 115 - 122.
3. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc Anh, Đặng Đình Khá (2013). Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương - Lý luận và thực tiễn - Phần 2: Áp dụng thử nghiệm tính toán chỉ số dễ bị tổn thương do lũ thuộc lưu vực sông Lam tỉnh Nghệ An, Tạp chí Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 29, Số 2S(2013) 223 - 232.
4. Saaty, T.L. (2008), “Decision making with the analytic hierarchy process”, Int. J. Services, Sciences, 1(1), pp.83–98.