Tác giả

Đơn vị công tác

1Đaị học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

2Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Hạn xảy ra ở hầu hết các vùng khí hậu, ở vùng mưa nhiều cũng như mưa ít. Hạn hán ít khi là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thất về con người, nhưng thiệt hại tới kinh tế - xã hội do hạng ây ra rất lớn. Trong những năm gần đây hạn hán xảy ra liên tục trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Năm 2016 hạn hán xảy ra trên diện rộng, đã gây suy giảm nguồn nước dẫn tới tình trạng thiếu nước cho toàn tỉnh Lâm Đồng. Những diễn biến về thời tiết tại Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng cho thấy tác động của biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ, đặc biệt là các điều kiện khí hậu cực đoan. Nghiên cứu này thực hiện đánh giá tác động của biến đối khí hậu đến hạn hán tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào đánh giá mức độ hạn hán theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5, kịch bản xuất bản năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các kết quả nghiên cứu này là số liệu quan trọng để định hướng phát triển ngành nông nghiệp tại địa phương.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Thị Hàng, Nguyễn Kỳ Phùng (2018), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hạn hán tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 692, 49-55.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2016). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.

2. Ban Chỉ huy PCLB và TKCN (2011). Tổng kết công tác phòng, chống lụt bão và GNTT năm 2011; Kế hoạch thực hiện năm 2012.

3. Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lâm Đồng, (2011). Đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Lâm Đồng phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng”.

4. Vũ Thanh Hằng, Dự tính sự biến đổi của hạn hán ở Miền Trung thời kỳ 2011-2050 sử dụng kết quả của mô hình khí hậu khu vực RegCM3.

5. Lê Thị Hiệu, (2012). Nghiên cứu đánh giá hạn hán vùng Đồng bằng sông Hồng.