Tác giả
Đơn vị công tác
1Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
2Viện Khí tượng Nauy
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, nước dâng do bão và gió mùa được tính toán thử nghiệm bằng mô hình ROMS 2 chiều. Trong đó, có 3 trường hợp gây nước dâng được thử nghiệm là bão Xangsane tháng 9/2006, hoàn lưu sau bão kết hợp với gió mùa Tây Nam sau bão Kalmeagi tháng 9/2014 đổ bộ vào Quảng Ninh và nước dâng trong đợt triều cường kỷ lục tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/10/2013. Kết quả cho thấy mô hình mô phỏng tương đối tốt nước dâng do bão cũng như gió mùa. Nước dâng do gió mùa gây nên trong đợt triều cường tháng ngày 20/10/2013 tại cửa sông Sài gòn có thể lên tới 0.4m, đây là phần đóng góp rất đáng kể trong mực nước tổng cộng gây ngập lụt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Phạm Khánh Ngọc, Nguyễn Bá Thủy, Dư Đức Tiến, Trần Quang Tiến, Lars R. Hole, Nils Melsom Kristensen, Johannes Röhrs (2016), Mô hình Roms 2d dự báo nước dâng do bão và gió mùa tại Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 665, 38-42.
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Đình Chiến, Nguyễn Bá Thủy, Nguyễn Thọ Sáo, Trần Hồng Thái, Sooyoul Kim (2014), Nghiên cứu tương tác sóng và nước dâng do bão bằng mô hình số trị. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, (647), tr.19-24.
2. Phạm Văn Ninh, Đỗ Ngọc Quỳnh, Đinh Văn Mạnh (1991), Nước dâng do bão và gió mùa, Báo cáo tổng kết đề tài 48B.02.02, Viện Cơ học, Hà Nội.
3. Hoàng Trung Thành (2011), Nghiên cứu đặc điểm biến thiên mực nước biển ven bờ Việt Nam, Luận án tiến sĩ địa lý, Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường.
4. Bùi Xuân Thông (2007), Nghiên cứu hiện tượng mực nước biển dâng dị thường không phải do bão xảy ra tại các vùng cửa sông, ven biển Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.
5. Nguyễn Bá Thủy, Hoàng Đức Cường, Dư Đức Tiến, Đỗ Đình Chiến, Sooyoul Kim (2014), Đánh giá diễn biến nước biển dâng do bão số 3 năm 2014 và vấn đề dự báo. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, tr.14-18.
6. https://www.myroms.org/wiki/Documentation_Portal.