Tác giả
Đơn vị công tác
1Viện Địa lý - Viện Hàn lâm KH&CN VN
2Ban ứng dụng và triển khai công nghệ - Viện Hàn lâm KH&CN VN
3Trường Cao đẳng Công nghệ , Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung - Bộ NN&PTNT
Tóm tắt
Nước trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là nguồn chính phục vụ mọi nhu cầu trong xã hội như ăn uống sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp, công nghiệp… cho thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Xâm nhập mặn ở khu vực ven biển là một điều kiện tự nhiên và đã được thích nghi trong tiến trình phát triển của xã hội. Tuy nhiên, việc phát triển thủy điện phía thượng nguồn mang lại những lợi ích không thể phủ nhận nhưng cũng đã tác động bất lợi đến chế độ thủy văn, tài nguyên nước ở vùng hạ du trong đó có xâm nhập mặn vào sông. Bài báo đa sử dụng bộ công cụ mô hình Mike 11 HD+AD nhằm xác định ranh giới lan truyền mặn trong sông vùng hạ du Vu Gia - Thu Bồn để đánh giá tác động của các công trình thủy điện qua chuỗi số liệu 2 thời kỳ tính toán (trước và sau khi có công trình). Kết quả cho thấy hoạt động của các công trình thủy điện đã gia tăng lan truyền mặn vào sâu hơn đối với sông Vu Gia (khoảng 5km) và phân lưu Vĩnh Điện nhưng giảm đối với sông Thu Bồn. Tác động này gây bất lợi rất lớn cho việc khai thác nguồn nước sông Vu Gia, Vĩnh Điện phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam (gồm thành phố Hội An, Điện Bàn và Duy Xuyên).
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Hoàng Thanh Sơn, Vũ Thị Thu Lan, Nguyễn Đại Trung (2018), Biến động lan truyền mặn vùng hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn dưới tác động vận hành của các công trình thủy điện. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 691, 1-11.
Tài liệu tham khảo
1. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Đà Nẵng, Tổng kết công tác Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn các năm từ 2000 - 2016, Báo cáo lưu trữ Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.
2. Đinh Phùng Bảo, (2013), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS xây dựng bản đồ chỉ huy phòng chống lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, Báo cáo lưu trữ tại Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ, Đà Nẵng.
3. Hoàng Thái Bình, (2017), Xác định hành lang thoát lũ trên sông vùng hạ du Vu Gia - Thu Bồn (thuộc thành phố Đà Nẵng) khi hệ thống công trình thủy điện ở thượng du đi vào vận hành trong bối cảnh biến đổi khí hậu, báo cáo tổng kết đề tài mã số VAST-NĐP.12/15-16, Hà Nội.
4. Bruun et al, (2013), On the Frontiers of Climate and Environmental Change: Vulnerabilities and Adaptation in Central Vietnam, Springer Verlag, Berlin, CHLB Đức.
5. Georgenes Cavalcante, Luiz Bruner de Miranda and Paulo Ricardo Petter Medeiros, (2017), Circulation and salt balance in the São Francisco River Estuary (NE/Brazil), Brazilian Journal of water resources, v.22, e31, 2017.
6. Nguyễn Đình Hải, (2016), Hiện trạng khai thác nguồn nước phục vụ ngành nông nghiệp vùng ven biển Quảng Nam, báo cáo lưu trữ tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam, Quảng Nam.
7. Vũ Thị Thu Lan và nnk, (2012), Tiến hành khảo sát thực địa và lập mô hình thủy lực lực vực sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, báo cáo dự án WB4, 2009 - 2012, báo cáo lưu trữ tại UBND Tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam.
8. Vũ Thị Thu Lan và nnk, (2013), Nghiên cứu biến động của thiên tai (lũ lụt và hạn hán) ở tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Tạp chí Các khoa học về trái đất, 35 (1), Hà Nội.
9. LUCCI (Đức), Nghiên cứu quan hệ tương tác giữa sử dụng đất và BĐKH tại miền Trung Việt Nam, 2010 - 2015.
10. Ngân hàng Thế giới, (2017), Cơ sở Dữ liệu. ttp://databank.worldbank.org/data/reports. aspx?source=world-development-indicators review = ngày [8/5/2017].
11. Salomoni. S.E., Rocha. O, Leite. E. H, (2007), Limnological characterization of Gravatai River, Rio Grande do Sul. Acta Limnological Brasiliensia, v.19, p.1-14.
12. Sở tài nguyên môi trường Quảng Nam, (2016), Đánh giá đưa ra các biện pháp bảo vệ nguồn nước chống lại xâm nhập mặn tập trung vào nguồn nước mặt trong năm đầu tiên, báo cáo lưu trữ tại UBND Tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam.
13. Nguyễn Minh Sơn, (2010), Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia - sông Hàn, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng, Báo cáo lưu trữ tại Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
14. Thomas Sagris et al., (2016), Việt Nam: Khuân khổ kinh tế về nước để đánh giá các thách thức của ngành nước.
15. Trương Tuyến, (2012), Đặc điểm khí hậu - thuỷ văn tỉnh Quảng Nam, Nxb. Tàinguyên môi trường, Hà Nội.
16. Hoàng Ngọc Tuấn, (2016), Đánh giá toàn diện nhằm hướng đến khả năng chống chịu đối với BĐKH đối với nguồn tài nguyên nước mặt thành phố, báo cáo lưu trữ Văn phòng Biến đôi khí hậu thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.
17. Viện Quy hoạch thủy lợi, (2017), Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2050, báo cáo lưu trữ tại UBND Tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam.