Tác giả
Đơn vị công tác
1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM; huyspb@gmail.com
2 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; maitrinhvinh@gmail.com
*Tác giả liên hệ: huyspb@gmail.com; Tel.: +84–942702208
Tóm tắt
Do nhu cầu sử dụng điện càng ngày càng gia tăng, nhiệt điện và thủy điện đang dần thể hiện sự hạn chế, nên vấn đề phát triển năng lượng tái tạo bắt đầu được chú trọng hơn trước đây. Trong bài báo này, chúng tôi lựa chọn vùng biển Cần Giờ của Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) để đánh giá tiềm năng năng lượng thủy triều, do lợi thế gần vùng kinh tế lớn của cả nước và độ lớn thủy triều khoảng 3–4 m phù hợp phát triển điện triều. Bài báo này trình bày phương pháp nghiên cứu và đánh giá về tiềm năng điện triều bằng 2 phương án là đập thủy triều và năng lượng dòng triều. Các kết quả tính toán ban đầu xác định đối với các phương án khai thác điện bằng đập thủy triều công suất lớn nhất khoảng 224 MWh và tổng điện năng khoảng xấp xỉ 1,14 tỷ kWh/năm. Và đối với năng lượng dòng triều tại các vị trí cửa sông Soài Rạp, Đồng Tranh, vịnh Gành Rái có tổng công suất khoảng 4,98–8,19 MW/m2 với vận tốc dòng triều trung bình và khoảng 125–292 MW/m2 với vận tốc dòng triều cực đại. Kết quả nghiên cứu có thể phục vụ làm tài liệu tham khảo, làm tiền đề cho các nghiên cứu chi tiết cụ thể cho các công tác đánh giá chuyên sâu hơn tiềm năng năng lượng tái tạo trong tương lai trên vùng biển Tp.HCM nói riêng và các vùng biển khác nói chung.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Huy, Đ.N.; Trinh, N.Q. Đánh giá sơ bộ tiềm năng năng lượng thuỷ triều tại khu vực biển Cần Giờ–Tp. Hồ Chí Minh. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 721, 54-65.
Tài liệu tham khảo
1. Online: https://www.power–technology.com/features/featuretidal–giants–the–worlds–five–biggest–tidal–power–plants–4211218/.
2. Toán, D.V. Năng lượng thủy triều biển Đông. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển 2015, 1, 1–12.