Tác giả
Đơn vị công tác
1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh
2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả mô phỏng tác động của carbon đen lên nhiệt độ Việt Nam và lân cận bằng mô hình RegCM4.2. Thời gian mô phỏng gồm 10 năm từ 01/01/1991 đến 01/01/2001 trên miền tính từ 150S đến 400N và 750E đến 1350E với độ phân giải 36km trong hai trường hợp có carbon đen và không carbon đen. Kết quả cho thấy tác động của carbon đen làm giảm nhiệt độ gần bề mặt ở những khu vực nồng độ carbon đen lớn như Ấn Độ, Đông Nam Trung Quốc, Myanma và phía Bắc Việt Nam với giá trị nhiệt giảm từ -0,20C đến - 0,80C so với trường hợp không có carbon đen. Hệ số tương quan giữa nồng độ carbon đen và hiệu nhiệt độ T2m có giá trị từ - 0,45 đến - 0,55 vào các tháng mùa khô. Ngược lại, trong các tháng mùa mưa mối quan hệ tương quan của hai đại lượng này nhỏ bởi nồng độ carbon nhỏ trong khí quyển dẫn tới tác động của nó lên nhiệt độ không đáng kể.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Lê Thị Thu Hằng, Phan Văn Tân, Bùi Thị Tuyết, Phạm Thị Minh (2018), Mô phỏng tác động của carbon đen đến nhiệt độ trên khu vực Việt Nam và lân cận bằng mô hình REGCM. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 691, 42-51.
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Thị Minh Hà, Phan Văn Tân (2009), Mô phỏng số trị ảnh hưởng của xon khí cacbon đen lên khí hậu khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, Hội thảo gió mùa châu Á lần 2, tr.185 - 197.
2. Phạm Xuân Thành, Nguyễn Xuân Anh, Lê Việt Huy, Lê Như Quân, Hoàng Hải Sơn, Phạm Lê Khương (2011), Ảnh hưởng của mưa đầu mùa tới độ dài quang học sol khí tại Bạc Liêu, Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, số 33(1), tr.10 -17.
3. Phạm Xuân Thành, Nguyễn Xuân Anh, Đỗ Ngọc Thúy, Lê Việt Huy (2012), Ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa mùa đông tới độ dày quang học sol khí tại Bạc Liêu và Bắc Giang, Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, số 34(3), tr.266-274.
4. Phạm Xuân Thành, Nguyễn Xuân Anh, Phạm Lê Khương, Đỗ Ngọc Thúy, Hoàng Hải Sơn, Nguyễn Xuân Sơn, Âu Duy Tuấn (2015), Đặc điểm độ dày quang học sol khí từ số liệu các trạm AERONET Việt Nam và so sánh chúng với số liệu MODIS, Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, số 37(3), tr.252-263.
5. Đào Thị Hồng Vân, (2013), Nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình WRF-Chem vào khu vực Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.
6. Cohen D.D., Jagoda C., Eduard S., VuongThu Bac, (2010), Long range transport of fineparticle windblown soils and coal fired powerstation emissions into Hanoi between 2001 to 2008. Atmospheric Environment 44, 3761-3769.
7. IPCC, Working Group I (2001), Climate change 2001: The Scientific Basic (far-wgI), 296.
8. Filippo G., Bates G.T. (1989), The climatological skill of a regional model over complex terrain, Mon. Wea. Rev., 117, 2325-2347.
9. Filippo G., Xungquiang B., Yun Q., (2002), Direct radiative forcing and regional climatic effects of anthropogenic aerosols over East Asia: A regional coupled climate-chemistry/aerosol model study, Journal of geophysical research 107, 4439.
10. Qian Y., Giorgi F., Huang Y., Chameides W., Luo C.,(2001), Simulation of Anthropogenic-Sulfur over East Asia with a Regional Coupled Chemistry-ClimateModel, Tellus 53B, pp. 171-191.
11. Zhang N., Qin Y., Xie S. D., (2013), Spaial distribution of black carbon emissons in China, Chinese Science Bulletin, Vol 58.
12. Zhang, D.F., (2009), Simulation of dust aerosol and its regional feedbacks over East Asiausing a regional climate model, Atmos. Chem. Phys.,9, pp. 1095 -1110.
13. Zakey, A., Solmon, F., Girogi, F.,(2006), Development and testing of a desert dust modulein a regional climate model, Atmos. Chem. Phys. 6,pp. 4687-4704.
14. Zanis, P.et al. (2012), Regional climate feedback of anthropogenic aerosols over Europe using RegCM3, Climate resarch, Vol 52, pp. 267 -278.