Tác giả

Đơn vị công tác

1Đại học Khoa học Tự nhiên

Tóm tắt

Khả năng tự làm sạch có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng nước tại dòng sông, đoạn sông. Từ đó kéo theo các ảnh hưởng khác có liên quan như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực. Nghiên cứu đa sử dụng phần mềm WASP đã được phát triển bởi EPA 2016, để xác định khả năng tự làm sạch đối với sông Nhuệ và sông Đáy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng tự làm sạch của sông Nhuệ khoảng 21.424 tấn/ngày, trung bình mỗi km khoảng 0,285 tấn BOD/ngày. Khả năng tự làm sạch của sông Đáy khoảng 2.023 tấn BOD/ngày, trung bình mỗi km khoảng 9,78 tấn BOD/ngày. Các đoạn thượng lưu sông Nhuệ, sông Đáy có khả năngtự làm sạch thấp hơn so với các đoạn ở trung và hạ lưu. Đây là mô hình có thể áp dụng nhân rộng cho các lưu vực tương tự do mô hình có tính linh hoạt cao trong cả hai lựa chọn không gian và thời gian, có thể được sử dụng cho cả điều kiện trạng thái ổn định và động, đồng thời có thể mô phỏng theo hệ thống một, hai hoặc ba chiều. Tuy nhiên, mô hình này cũng có hạn chế là không mô phỏng được các vật chất trôi nổi và tích tụ.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Cái Anh Tú (2018), Áp dụng mô hình WASP xác định khả năng tự làm sạch sông Nhuệ, sông Đáy. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 691, 62-72.

Tài liệu tham khảo

1. Dương Hồng Sơn, Lê ngọc Cầu và cs, (2016), Kết quả sang lọc và xác định phân đoạn sơ bộ chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng tại sông, Tạp chí Khí tượng thủy văn. 2016.

2. Lê Hưng (2012), Nghiên cứu xác định ngưỡng chịu tải ô nhiễm hữu cơ của hệ thống sông Nhuệ, sông Đáy trong thủ đô Hà Nội làmcơ sở quy hoạch các điểm xả thải đô thị và công nghiệp, Luận án tiến sỹ, Đại học Xây dựng, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Vân Hà, Trần Vũ Như Quỳnh, Satoshi Takizawa, (2011), Nghiên cứu áp dụng mô hình WASP mô phỏng chất lượng nước hồ Dầu Tiếng, Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ Kỹ thuật Môi trường 2009, số 2 tr.5-16. – 2011.

4. Trần Đình Hợi và cộng sự (2010), Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ, Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, công trình khơi thông dòng chảy, tăng khả năng chịu tải và tự làm sạch của các sông để bảo vệ môi trường sông Nhuệ - sông Đáy, Đề tài KC0812/06-10.

5. Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường (2016), Phân vùng môi trường phục vụ quản lý và cải thiện chất lượng các đoạn sông thuộc lưu vực hệ thống sông Nhuệ - sông Đáy 2013- 2016.

6. Watershed & Water Quality Modeling Technical Support Center Website, Di Toro (1983), The Water Quality Analysis Simulation Program (WASP7) is an enhancement of the original WASP. http://wwwepagov/athens/wwqtsc/indexhtml, (Accessed 10 june 2016).