Tác giả

Đơn vị công tác

1Trung tâm Hải văn

2Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

3Trường Đại học khoa học tự nhiên

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, mô hình RegCM4.2 được sử dụng để đánh giá tác động của bụi lên nhiệt độ khu vực Việt Nam và lân cận. Thời gian mô phỏng gồm 10 năm từ 01/01/1991 đến 01/01/2001 trên miền tính từ 15oS đến 40oN và 75oE đến 135oE với độ phân giải 36 km trong hai trường hợp có bụi và không bụi. Sự khác nhau của hai thí nghiệm chỉ ra tác động của bụi lên nhiệt độ. Bụi làm giảm nhiệt độ khu vực. Nồng độ bụi lớn nhất vào mùa xuân là khoảng thời gian xảy ra nhiều bão bụi nhất trên khu vực Đông Á và đạt cực tiểu vào mùa mưa do bụi bị ngấm nước và rơi xuống về mặt. Khu vực nào nồng độ bụi lớn thì nhiệt độ giảm mạnh. Trên Việt Nam giá trị nồng độ bụi lớn nhất ở phía Bắc và giảm dần từ Bắc vào Nam. Hệ số tương quan giữa nồng độ bụi và nhiệt độ T2m có giá trị âm tất cả các tháng trong năm, dao động từ -0,63 đến -0,78.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Lê Thị Thu Hằng, Phan Văn Tân, Bùi Thị Tuyết (2018), Tác động của bụi đến nhiệt độ trên khu vực Việt Nam và lân cận. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 689, 1-10.

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Thị Minh Hà, Phan Văn Tân (2009), Mô phỏng số trị ảnh hưởng của xon khí cacbon đen lên khí hậu khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, Hội thảo gió mùa châu Á lần 2, tr.185 - 197.

2. Phạm Xuân Thành, Nguyễn Xuân Anh, Lê Việt Huy, Lê Như Quân, Hoàng Hải Sơn, Phạm Lê Khương (2011), Ảnh hưởng của mưa đầu mùa tới độ dài quang học sol khí tại Bạc Liêu, Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, số 33(1), tr.10 -17.

3. Phạm Xuân Thành, Nguyễn Xuân Anh, Đỗ Ngọc Thúy, Lê Việt Huy (2012), Ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa mùa đông tới độ dày quang học sol khí tại Bạc Liêu và Bắc Giang, Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, số 34(3), tr.266-274.

4. Phạm Xuân Thành, Nguyễn Xuân Anh, Phạm Lê Khương, Đỗ Ngọc Thúy, Hoàng Hải Sơn, Nguyễn Xuân Sơn, Âu Duy Tuấn (2015), Đặc điểm độ dày quang học sol khí từ số liệu các trạm AERONET Việt Nam và so sánh chúng với số liệu MODIS, Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, số 37 (3), tr.252-263.

5. Cohen D.D., Jagoda C., Eduard S., Vuong Thu Bac (2010), Long range transport of fineparticle windblown soils and coal fired powerstation emissions into Hanoi between 2001 to2008. Atmospheric Environment 44, 3761-3769.

6. D.F.Zhang (2009), Simulation of dust aerosol and its regional feedbacks over East Asia using a regional climate model. Atmos. Chem. Phys., 9, 1095–1110.

7. I-I Lin, Chen J.-P, George T.F.W, Huanga C.W, Lien C.C. (2007), Aerosol input to the SouthChina Sea: Results from the MODerate ResolutionImaging Spectro-radiometer, the Quick Scatterometer, and the Measurements of Pollutionin the Troposphere Sensor. ScienceDirect, Deep-Sea Research II 54 (2007) 1589-1601.

8. IPCC, Working Group I (2001), Climate change 2001: The Scientific Basic (far-wgI), 296.

9. Konare, A. A.S. Zakey, F. Solmon, F. Giorgi, S. Rauscher, S. Ibrah and X. Bi. (2008), Aregional climate modeling study of the effect of desert dust on the West Africa monsoon. J.Geophys. Res,113.

10. Marticorena, B and G. Bergametti. (1995), Modeling the atmospheric dust cycle, Part 1: Designof soil-derived dust emission scheme.J. Geopys. Res,100.

11. R. J. Charlson.,et al.,(1992), Climate Forcing by Anthropogenic Aerosols. Science, Vol.225, Issue 5043, pp.423-430.

12. V. Ramanathan,et al.,(2001), Aerosols, Climate, and the Hydrological Cycle.Science, Vol 294, 2119.

13. Wolf, M.E. and G.M. Hidy. (1997), Aerosols and climate: Anthropogenicemissions and trends for 50 years. J. Geophys. Res. Atmos., 102,11113-11121.

14. Zakey, A., F. Solmon and F. Girogi. (2006), Development and testing of a desert dust modulein a regional climate model. Atmos. Chem. Phys. 6,pp. 4687-4704.