Tác giả
Đơn vị công tác
1Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
Tóm tắt
Mới chỉ trong vòng nửa thế kỷ qua (1954-2003), Nhà nước ta đã chỉ đạo xây dựng và tu bổ hệ thống đê điều, hồ chứa thượng nguồn để giảm nhẹ thiệt hại thiên tai lũ lụt do lũ lớn trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình gây ra và đã thu được những kết quả khả quan, đặc biệt là xây dựng được hệ thống tưới cho các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ trong vụ đông xuân. Song, vấn đề giải quyết hệ thống tiêu nước do mưa lởn gây úng ngập ở Hà Nội, cũng như các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ vẫn là mot vấn đề còn nan giải. Những trận mưa to và rất to diện rộng trên phạm vi một vài tỉnh với cường độ 150-200mm/ngày; 300-500mm trong 2-3 ngày, 500-800mm trong 3-5 ngày, v.v...là “thảm họa” lớn, rió không chỉ gây ngập úng hàng chục nghìn ha, thậm chí hàng trăm nghìn ha lúa, hoa mầu, cây trái, ruộng vườn, nhà cửa, vật nuôi, kho tàng...cơ sở hạ tầng những vùng bị ngập sâu và kéo dài nhiều ngày) gây thiệt hại rất lớiTvề tài sản, cơ sở vật chất mà đặc biệt là thiệt hại đối với môi trường sinh thái, có khi phải nhiều năm sau mới khắc phục được.
Bài báo này muốn giới thiệu với độc giả, các nhà nghiên cứu, quy hoạch thuỷ lợi, tài nguyên nước, kinh tế nông lâm nghiệp, thuỷ sản và môi trường... về một số trận mưa to diện rộng gây gập úng nghiêm trọng và điển hình ở một số khu vực thuộc đồng bằng Bắc Bộ từ 1960-2003.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Lê Văn Ánh (2003), Hiện tượng mưa to diện rộng gây ngập úng nghiêm trọng ở các tỉnh thuộc Đổng Bằng Bắc Bộ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 516, 27-34.