Tác giả
Đơn vị công tác
1Trung tâm Hải văn
2Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
3Trường Đại học khoa học tự nhiên
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, cơ sở khoa học cải tiến công nghệ dự nước dâng và sóng trong bão mạnh, siêu bão được thảo luận trên cơ sở phân tích kết quả mô phỏng của 2 phương án tính toán. Trong đó, phương án truyền thống là nước dâng và sóng trong bão chỉ xét tới tác động của gió và khí áp trên nền mực nước biển trung bình. Với công nghệ mới, tương tác giữa thủy triều, sóng và nước dâng do bão được xem xét đầy đủ trong mô hình số trị hải dương tích hợp (mô hình SuWAT - Surge, Wave and Tide). Hai phương án tính toán được áp dụng để mô phỏng sóng và nước dâng trong bão cho trường hợp của bão Washi (tháng 7/2005) đổ bộ vào Hải Phòng với cấp bão thực tế và tăng tới cấp siêu bão (cấp 16) nhưng giữ nguyên quỹ đạo. Kết quả cho thấy, chênh lệch độ cao lớn nhất của nước dâng và sóng trong bão trong trường hợp siêu bão lớn hơn nhiều so với cấp bão thực (cấp 10), khoảng 41% và 31%, tương ứng. Kết quả của nghiên cứu làm cơ sở kiến nghị thay thế công nghệ dự báo truyền thống nước dâng và sóng trong bão truyền thống bằng mô hình số trị tích hợp có tính đến tương tác đồng giữa thời thủy triều, sóng và nước dâng do bão.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Trần Văn Khanh, Nguyễn Bá Thủy, Nguyễn Kim Cương (2018), Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất cải tiến công nghệ dự báo nước dâng và sóng trong bão mạnh, siêu bão. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 688, 1-8.
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Đình Chiến (2016). Nghiên cứu cơ sở khoa học tính toán và đánh giá quy mô nước dâng bão ở vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Luận án tiến sĩ hải dương học, Trường Đại học khoa học tự nhiên-Đại học quốc gia Hà Nội, 176 trang.
2. Nguyễn Bá Thủy (2017) Nghiên cứu lựa chọn mô hình dự báo nước dâng bão vào dự báo nghiệp vụ tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 225 trang.
3. Funakoshi, Y., Hagen, S.C., Bacopoulos, P. (2008), Coupling of hydrodynamic and wave models: case study for Hurricane Floyd (1999) Hindcast. Journal of Waterway, Port, Coastal and Ocean Engineering, (134) pp. 321 – 335.
4. Fujii, T. and Mitsuta, Y., (1986). Synthesis of a stochastic typhoon model and simulation of typhoon winds. Annuals Disaster Prevention Research Institute, Kyoto University, No.29, B-1, 229- 239 (in Japanese).
5. Kim, S., Yasuda, T., Mase, H., (2008). Numerical analysis of effects of tidal variations on storm surges and waves. Applied Ocean Research Vol (28), pp. 311-322.
6. Kim, S., Yasuda, T., Mase, H., (2010). Wave set-up in the storm surge along open coasts during Typhoon Anita. Coastal Engineering, Vol (57), pp. 631-642.