Tác giả

Đơn vị công tác

1Tổng cục Khí tượng Thủy văn

2Tạp chí Khí tượng Thủy văn

Tóm tắt

Nghiên cứu mô phỏng tác động của sóng và nước dâng do bão đến khu vực ven biển miền Trung bao gồm các tỉnh từ Nghệ An - Phú Yên. Nghiên cứu đã áp dụng các mô hình bão Fu-jita để thiết lập trường gió - áp, mô hình SWAN để mô phỏng trường sóng trong bão và mô hình SuWAT để mô phỏng nước dâng bão, ngập lụt do bão Ketsana (năm 2009) cho khu vực nghiên cứu. Kết quả mô phỏng trường gió - áp từ mô hình bão tương đối sát trường gió - áp ở vùng gần tâm bão, nhưng khu vực xa tâm bão rất khó chính xác. Bão Ketsana gây sóng lớn dọc ven biển Nghệ An – Phú Yên, đặc biệt là khu vực gần tâm bão gây sóng lớn trên 7 m tại khu vực bão đổ bộ. Ở ngoài khơi, bão Ketsana gây sóng lớn trên 5 m với phạm vi khoảng gần 400 km. Kết quả mô phỏng nước dâng lớn nhất trong trường hợp tính theo phương án tổ hợp trong bão Ketsana tại ven biển Quảng Nam - Quảng Ngãi ở mức xấp xỉ 1,5 m. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng các mô hình SWAN và SuWAT để tính toán và mô phỏng sóng và nước dâng do bão Ketsana nhằm xác định khả năng ngập lụt đóng vai trò hết sức cần thiết và mang ý nghĩa khoa học thực tiễn góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Trần Hồng Thái, Đoàn Quang Trí, Đinh Việt Hoàng (2018), Nghiên cứu mô phỏng tác động của sóng và nước dâng bão khu vực ven biển miền Trung. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 687, 1-14.

Tài liệu tham khảo

1. Booij, N., Ris, R. and Holthuijsen, L. (1999). A third-generation wave model for coastal regions 1. Model description and validation, Journal of geophysical research,104(C4), 7649- 7666.

2. Doan, Q.T., Chen, Y.C., and Mishra, P.K. (2015). Numerical Simulation of Typhoon Waves Propagation: Case Study of Tat Estuary, Vietnam. International Journal of Earth Sciences and Engineering, 08(01), 164-171.

3. Fujita, T. (1952). Pressure distribution within typhoon, Geophysical Magazine, 23, pp 437-451.

4. Harris, D.L. (1963). Characteristics of the Hurricane Storm Surge, United States Department of Commerce, Washington D.C, United States.

5. Hurricane Season, (2009). Typhoon Ketsana (Western Pacific). https://www.nasa.gov/mission_pages/hurricanes/archives/2009/h2009_Ketsana.html

6. Kim, S.Y. (2007). Effect of Large Tidal Variation on Storm Surgein the Western Coastal Sea of Korea, Ph. D thesis, Kyoto University, Japan.

7. Japan Meteorological Agency (JMA): http://ds.data.jma.go.jp. 

8. Kim, S.Y., Yasuda, T., H. Mase, (2008). Storm Surge Simulations Occurred in Tosa Bay by Using Surge-Wave-Tide Coupled Model, Annual Journal of Coastal Engineering, JSCE, 55, 321-325 9.

Kim, S.Y., Yasuda, T., Mase, H. (2010). Numerical analysis of effects of tidal variations on storm surges and waves, Applied Ocean Research, 28, 311-322.

10. Lionelloa, P., A. Sannaa, Elvini, E. and R. Mufatob, (1996). A data assimilation procedure for operational prediction of storm surge in the northern Adriatic Sea. Continental Search Journal. 26 (4), 655-674.

11. Nguyen, B.T. (2017).Study on the storm surge forcasting model and service forecasting in Vietnam. Report on scientific and technological project of the Ministry of Natural Resources and Environment.

12. National Center for Hydrometeorological Forecasting (NCHMF), 2005-2017. Report of hydrometeorological characteristic during 2005-2017.

13. Miles, J.W. (1957). On the generation of surface waves by shear flows. J. Fluid M., 3, 185-204.

14. Nguyen, M.H. and Duong, C.D. (2006). Effect of the storm nuber 7 (Damrey) on the sea dyker system of Nam Dinh provinve, Journal of Marine Sciences and Technology, 4, 87-99.

15. Phillips, O.M. (1957). On the generation of waves by turbulent wind. Journal of Fluid Mechanics,2 (5), 417-445.

16. Tran, T.D., Dinh, D.T., Doan, Q.T., Tran, Q.T. (2018). Applications of numerical modelling for the study on storm surge in typhoon xangsane in the central coast of Vietnam. Tropical cyclone research and review. 7 (03), 1-14.