Tác giả
Đơn vị công tác
1Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Tóm tắt
Trong bài báo này, mối liên hệ giữa mực nước biển dâng dị thường trong một số đợt triều cường tại Tuy Hòa-Phú Yên với các hình thế thời tiết (gió, khí áp) được phân tích theo số liệu quan trắc mực nước tại trạm thủy văn Phú Lâm, số liệu tái phân tích và mô phỏng tái phân tích trường gió và khí áp trong những ngày xuất hiện mực nước biển dâng cao dị thường. Trong đó trường gió và khí áp tái phân tích được thu thập từ Cơ quan Khí tượng hạn vừa Châu Âu (ECMWR). Mô phỏng tái phân tích chi tiết trường gió, và khí ápđược thực hiện bằng mô hình dự báo thời tiết quy mô khu vực (WRF) cho đợt nước dâng dị thường vào giữa tháng 12 năm 2016. Kết quả cho thấy mực nước biển dâng cao dị thường trong các đợt triều cường tại Tuy Hòa-Phú Yên có mối liên hệvới không khí lạnh mạnh,kéo dài và lấn sâu xuống phía Nam. Ngoài ra, trong thời gian này tồn tại một xoáy thấp ở ngoài khơi Nam Trung Bộ và Nam Bộ và có xu hướng dịch chuyển chậm vào ven bờ Nam Trung Bộ. Kết quả của nghiên cứu này rất có ý nghĩa trong công tác giám sát và cảnh báo mực nước biển dâng dị thường tại khu vực. Ngoài ra, cũng gợi mở hướng nghiên cứu mực nước biển dâng dị thường bằng mô hình số trị.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Bá Thủy, Trần Quang Tiến (2018), Bước đầu nghiên cứu mối liên hệ giữa mực nước biển dâng dị thường tại Tuy Hòa – Phú Yên với hình thế thời tiết. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 687, 15-22.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Văn Huấn (2011). Dự tính thủy triều bằng phương pháp phân tích điều hòa, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Trần Hồng Thái, Trần Quang Tiến, Nguyễn Bá Thủy, Dương Quốc Hùng (2017). Hiện tượng mực nước biển dâng dị thường tại Tuy Hòa - Phú Yên. Tạp chí khí tượng thủy văn, số 676 trang 1-9.
3. De Jong, M P. C. (2004). Seiche characteristics of Rotterdam Harbour. Coastal Engineering 51, 373 - 386.
4. Garcies M., Gomis D. and Monserrat S. (1996). Pressure-forced seiches of large amplitude ininlets of the Balearic Islands. Part II: Observational study, J. Geophys. Res. 101, 6453 - 6467.
5. Monserrat, S., Vilibi, I. and Rabinovich,A.B. (2006). Atmospherically induced destructive ocean waves in the tsunami frequency band.
6. Rabinovich A., B. (2009). Seiches and Harbor Oscillations - Handbook of Coastal and Ocean Engineering (edited by Y.C.Kim), World Scientificc Publ., Singapoure.
7. http://www.nhandan.com.vn/xahoi/item/25163902-trieu-cuong-tan-pha-hang-chuc-nhadan.html.
8. http://vov.vn/tin-24h/phu-yen-trieu-cuong-pha-huy-ke-xom-ro-578587.vov.
9. https://www.ecmwf.int/.