Tác giả

Đơn vị công tác

1Phân viện Khí tượng Thủy văn phía Nam

Tóm tắt

Vấn đề xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vấn đề lớn phức tạp nhưng mang tính khoa học và thực tiễn cao. Chính vì vậy mà trong nhiều năm qua, hiện tại và chắc chắn còn trong tương lai nữa, vấn đề này luôn luôn được quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới và trong nước. Được sự tài ượ về kinh phí, kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, một loạt các dự án nghiên cứu xâm nhập mặn ở ĐBSCL đã tập trung nghiên cứu đế tìm ra các quy luật phân bố các yếu tố trong đó có yếu tố mặn theo không gian và thời gian, làm cơ sở cho quy hoạch và định hướng quản lý chất lượng nước ở ĐBSCL.

Trong những năm gần đây tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, khi thì mưa lũ liẽh tục vài ba năm, khi thì hạn hán khô cằn kéo dài, đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

Vào mùa khô khi lưu lượng thượng nguồn xuống thấp, lượng mưa không đáng kể đó chính là điều kiện thuận lợi cho nựớc mặn xâm nhập sâu vào trong sông và nội đồng. Hàng năm ở ĐBSCL khoảng 1,7 triệu ha bị uy hiếp của nước mặn ơ các mức độ khác nhau gây hhiẻu trở ngại đến sản xuất nống nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Phan Văn Hoặc (2003), Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong 10 năm quaTạp chí Khí tượng Thủy văn, 511, 2-6.

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Nguyên Lan - Đặc trưng phân bố mặn trong kênh rạch nội đồng tại khu vực rạch Vàm Giồng - Gò Công. Trụng tâm Khí tượng Thủy vãn phía Nam, 1988.

2. Huỳnh Nguyên Lan - Một. số yếu tố khí tượng thủy văn ảnh hưởng đến xâm nhập mặn vào trong sông và nội đồng - Trung tâm Khí tượng Thủy văn phía Nam,1988.  

3. Phan Văn Hoặc - Nghiên cún khả nâng xâm nhập mặn trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai để chọn vị trí nhà máy nước 100.000 m3/ngày - Trung tâm Khí tượng Thủy văn phía Nam.