Tác giả
Đơn vị công tác
1Đài KTTV Khu vực Đông Bắc
2Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
3Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích đặc điểm thời tiết và thảo luận về một số cơ chế synop gây ra đợt mưa lớn tại Quảng Ninh vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2015. Tổng lượng mưa ở Quảng Ninh phổ biến từ 1000 - 1300mm, tại trạm Cửa Ông lượng mưa lên tới xấp xỉ 1600mm; cá biệt tại trạm Bãi Cháy đã ghi nhận được lượng mưa ngày lớn nhất trong chuỗi số liệu từ năm 1960 đến nay (387mm, ngày 28/7/2015). Các sản phẩm dự báo từ năm mô hình số trị, số liệu vệ tinh, số liệu quan trắc đã được sử dụng để phân tích lại hiện trạng hệ thống hoàn lưu khí quyển và sự tương tác của một số nhân tố trong hệ thống đó. Sự xuất hiện của chuỗi xoáy thấp trên khu vực Bắc Bộ, sự dịch chuyển về phía tây của áp cao cận nhiệt đới và bức xạ sóng dài yếu được xem là các yếu tố thuận lợi gây ra đợt mưa lớn này.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Thị Lan Hương, Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Văn Hiệp (2018), Đặc điểm và cơ chế gây mưa lớn tại Quảng Ninh từ 24 tháng 7 đến 05 tháng 8 năm 2015. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 687, 32-41.
Tài liệu tham khảo
1. NCHMF, (2015), Tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm dự báo khí tượng của Trung tâm dự báo thời tiết hạn vừa Châu Âu, 67 trang.
2. Zhang, L., B. Wang, and Q. Zeng, (2009), Impact of the Madden - Julian Oscillation on Summer Rainfall in Southeast China. J. Climate, 22, 201-216, https://doi.org/10.1175/2008JCLI1959.1.
3. Van der Linden, R., A.H. Fink, J.G. Pinto, and T. Phan-Van, (2017), The Dynamics of an Exreme Precipitation Event in Northeastern Vietnam in 2015 and Its Predictability in the ECMWF EnehPale Prediction System. Wea. Forecasting, 32, 1041 - 1056, https://doi.org/10.1175/WAF-D-16 - 0142.1.
4. Tài liệu kỹ thuật về hệ thống IFS của ECMWF, (2017), http://www.ecmwf.int/en/forecasts/documentation-and-support/changes-ecmwf-model/ifs-documentation