Tác giả

Đơn vị công tác

1Phân viện Hải dương học tại Hà Nội

Tóm tắt

Vùng cát ven biển Quảng Bình nằm về phía đông nam thị xã Đồng Hới theo hướng tây bắc - đông nam với chiều dài trên 45km, chiều rộng 4-6km. Đây là vùng cát điển hình cho toàn dải cát ven biển miền Trung với tầng cát phủ dẩy trên dưới 20m; chủ yếu câu thành từ cát thạch anh một loại cát nghèo chất dinh dưỡng và chứa rất ít chất mùn. Địa hình cồn, đồi gò chiếm 9! 10 diện tích, vùng còn lại là địa hình tương đối bằng (trảng cát) chiếm 9/10 diện tích vùng. Khí hậu vùng cát khô nóng, nhiệt độ trung bình cao hơn so với nền chung. Lượng mưa lớn, song lượng bốc hơi cũng rất lớn và độ thoát nước mạnh theo tầng phủ, kết quả là độ ẩm ở lóp trên mặt rất thấp, trong khi đó nguồn nước ngầm khả cao. Gió ở vùng này có tần suất và tốc độ cao, số giờ nắng cũng rất nhiều, có thể thấy yếu tố nắng và gió ở đây đều dư thừa và trội hơn nền chung. Những yếu tố này được xem là có tiềm năng lớn phục vụ việc cải tạo môi trường sinh thái của vùng thông qua công tác gây trồng thảm thực vật trên cơ sở các công nghệ hiện đại chuyển hoá năng lượng bức xạ và gió thành năng lượng có ích phục vụ sản xuất và dân sinh.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Văn Bách, Đào Trọng Hiển (2004), Môi trường sinh thái vùng cát ven biển Quảng BìnhTạp chí Khí tượng Thủy văn, 518, 20-25.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Bách và NĐT. Những nét cơ bản về cồn cát Quảng Bình, Tạp chí Địa chính, 3/1996.

2. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. Tài nguyên khí hậu Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1988.

3. Bùi Công Quế và NĐT. Điều tra đánh giá hiện trạng các cồn cát ven biển miền Trung, theo dõi dự báo mức độ xâm lấn (sa mạc hoá) và kiến nghị những giải pháp giảm nhẹ do cát xâm lấn gây ra. Báo cáo tổng kết Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia. Hà Nội, 1995.

4. World water vision. Commission Report - A water secure world - vision for water, life and the environment-2000.