Tác giả

Đơn vị công tác

1Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Trung Trung Bộ

Tóm tắt

Đà Nẵng là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại hình thiên tai có nguồn gốc khí tượng thuỷ văn (KTTV), điển hình là bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), lũ lụt, lũ quét. Đặc biệt trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, dân sinh kinh tế, mức độ gây thiệt hại do thiên tai có nguy cơ gia tăng nếu không có những giải pháp phòng chống thích hợp. Cảnh báo, dự báo sớm thiên tai là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại. Đối vời thành phố (TP) Đà Nẵng, nhiệm vụ này càng có ý nghĩa hếtsức quan trọng trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Cảnh báo sớm về thiên tai được thực hiện bằng biện pháp công trình và phi công trình. Trong bài viết này sẽ đề cập đến một trong những giải pháp phi công trình, đó là nghiên cứu xây dựng công nghệ cảnh báo, dự báo sớm thiên tai bão, lũ cho TP Đà Nẵng, nhằm giúp chính quyền và người dân chủ động ứng phó có hiệu quả, giảm thiểu được tối đa mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Phạm Văn Chiến, Nguyễn Tiến Toàn (2018), Nghiên cứu xây dựng hệ thống công nghệ cảnh báo sớm thiên tai thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 686, 21-29.

Tài liệu tham khảo

1. Uỷ ban nhân dân huyện Hoàng Sa, http://www.hoangsa.danang.gov.vn. 

2. Hoàng Đức Cường (2010), Nghiên cứu ứng dụng mô hình WRF phục vụ dự báo thời tiết và bão ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

3. Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ Môi trường, Đại học Đà nẵng (2013), Báo cáo tổng kết thực hiện dự án xây dựng mô hình thủy văn thủy lực và phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng.