Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Tóm tắt

Nằm trong dải duyên hải miền Trung, lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có chiều dài đường biển 150 km và xâm nhập mặn là quy luật tự nhiên đối với các sông vùng hạ du ven biển. Trong những năm gần đây diễn biến xâm nhập mặn các sông hạ lưu lưu vực Vu Gia - Thu Bồn rất phức tạp ảnh hưởng lớn đến việc khai thác nguồn nước ngọt ở khu vực này. Trên cơ sở các số liệu quan trắc độ mặn tại các trạm đo đạc (gồm cả trạm đo thuộc hệ thống quốc gia và trạm dùng riêng phục vụ các ngành nông nghiệp, sinh hoạt) và số liệu đo mặn thực tế trong mùa kiệt 2017, bài báo xác định ranh giới xâm nhập mặn trung bình nhiều năm vào các sông vùng hạ du. Kết quả cho thấy trên sông Vu Gia mặn xâm nhập vào sâu hơn so với sông Thu Bồn, độ mặn trung bình 10/00 trên song Vu Gia ở khoảng cách 13,5 km tính từ cửa sông trong khi đó ở trên sông Thu Bồn là 12 km; cũng như vậy, độ mặn trung bình 40/00 lần lượt ở khoảng cách 12 km và 9 km. Độ mặn nước sông phụ thuộc rất lớn vào lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về theo các cấp lưu lượng. Các kết quả tính toán sẽcung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý trong công tác điều hành khai thác nguồn nước trên sông.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Hoàng Thanh Sơn, Vũ Thị Thu Lan, Hoàng Ngọc Tuấn (2018), Diễn biến xâm nhập mặn vùng hạ lưu hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 686, 37-45.

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Phùng Bảo (2013), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS xây dựng bản đồ chỉ huy phòng chống lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, Báo cáo lưu trữ tại Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ, Đà Nẵng.

2. Nguyễn Đình Hải (2016), Hiện trạng khai thác nguồn nước phục vụ ngành nông nghiệp vùng ven biển Quảng Nam, Báo cáo lưu trữ tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam, Quảng Nam.

3. Nguyễn Thái Hưng (1996), Bảo vệ môi trường, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Vũ Thị Thu Lan và nnk (2013), Nghiên cứu biến động của thiên tai (lũ lụt và hạn hán) ở tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Tạp chí Các khoa học về trái đất, 35 (1), Hà Nội.

5. Lê Đình Mầu và nnk (2014), Đặc điểm xói lở, bồi tụ tại dải ven biển Quảng Nam, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Sơn (2010), Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia - sông Hàn, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng, Báo cáo lưu trữ tại Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

7. Hoàng Thanh Sơn (2013), Nghiên cứu diễn biến lòng sông Vu Gia (xói lở, bồi tụ) khi các công trình thủy điện ở thượng du đi vào hoạt động và đề xuất giải pháp khắc phục, Báo cáo lưu trữ tại Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

8. Trương Tuyến (2012), Đặc điểm khí hậu - thuỷ văn tỉnh Quảng Nam, Nxb. Tài nguyên môi trường, Hà Nội.

9. UBND thành phố Đà Nẵng (2016), Đánh giá toàn diện nhằm hướng đến khả năng chống chịu với BĐKH đối với nguồn tài nguyên nước thành phố Đà Nẵng, Báo cáo lưu trữ tại VP Biến đổi khí hậu Đà Nẵng, Đà Nẵng.

10. Viện Quy hoạch thủy lợi (2017), Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2050, Báo cáo lưu trữ tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam, Tam Kỳ.