Tác giả

Đơn vị công tác

Viện Địa lý tài nguyên TP Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Bán đảo Cà Mau (BĐCM), là một vùng đặc biệt khó khăn về nước ngọt. Nước sinh hoạt cho vùng bán đảo được lấy chủ yếu từ nguồn nước dưới đất. Tuy nhiên, nước dưới đất ở đây hiện đang sụt giảm nghiêm trọng.Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu về thực trạng xâm nhập mặn (XNM) và các quy luật xuất hiện nước ngọt ở vùng BĐCM, từ đó xây dựng sơ đồ đánh giá tiềm năng khai thác tài nguyên nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho vùng BĐCM.

Tại cửa sông Hậu, mặc dù trong vùng chịu tác động bởi xâm nhập mặn nhưng nước ngọt vẫn xuất hiện trong khu vực nghiên cứu.Khả năng khai thác nguồn nước ngọt tùy thuộc vào vị trí khai thác và khả năng tích trữ nguồn nước. Trong vùng nội đồng BĐCM sự xuất hiện nước ngọt phụ thuộc vào hệ thống phân ranh mặn ngọt phục vụ sản xuất. Trong vùng canh tác mặn, hoàn toàn không xuất hiện nước ngọt. Trong vùng ngọt hoá vẫn có nhiều thời điểm độ mặn không đảm bảo cho mục đích sinh hoạt. Trong điều kiện nước biển dâng các khu vực cuối nguồn sẽ được hưởng lợi nhờ vào nguồn nước ngọt từ sông Hậu chuyển về nhiều hơn. Các khu vực ven sông Hậu sẽ chịu tác động mạnh hơn của xâm nhập mặn.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Đặng Hòa Vĩnh (2015), Khả năng khai thác nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt vùng BĐCM trong điều kiện NBD do BĐKH. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 654, 20-26.

Tài liệu tham khảo

  1. Đặng Hòa Vĩnh, (2015), Nghiên cứu những luận cứ khoa học làm cơ sở cho vẩn đề khai thác nguồn niĩớc mặt phục vụ cap nước sinh hoạt vùng ven biển Bán đảo Cà Mau trong điều kiện nước biển đãng do biển đổi khí hậu, Bài báo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
  2. Nguyễn Sinh Huy, (2011), Chê độ niỉớc ĐBSCL và những biển động do biến đôi khỉ hậu - nước biển dâng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 325tr.
  3. Tăng Đức Thắng, (2013), Một số vẩn đề về nguồn nước và các giải pháp khai thác bền vững vùng BĐCM, Nhà xuất bản Nông nghiêp.
  4. Lê Sâm (2004), Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội ĐBSCL. Báo cáo tổng kết đề tài KC.08.18
  5. Viên Quy hoạch Thủy lợi Nam Bộ (2012), Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khỉ hậu - nước biển dâng.