Tác giả

Đơn vị công tác

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương

Tóm tắt

Bài báo giới thiệu phương pháp giả lập hệ thống quan trắc OSSE và vai trỏ trong việc khảo sát thiết lập các vị tri, loại quan trắc trong bài toán khí tượng. Phư ơng pháp OSSE được áp dụng để đánh giá vai trò của sổ liệu cao không giả lập tại hai vị trỉ đặt trạm thảm không tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa trong bài toán dự báo bão trên khu vực Biển Đông Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình khu vực WRF (Weather Research Forecast) cùng hệ thống đồng hóa số liệu WRFDA phiên bản 3.2 và áp dụng cho mô phỏng dự báo con bão Son Tinh năm 2012. Các kết quả thử nghiệm cho thấy ảnh hưởng tích cực của việc bo sung số liệu thám sát tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa đối VÓI dự báo quỹ đạo của bão. Mặc dù mẫu thử nghiệm còn hạn chế nhưng các kết quả cho thấy tiềm năng cải thiện chất lượng dự báo bão đổi với việc tăng cường thám sát thám không trên Biển Đông trong tưong lai.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Lê Đức, Dư Đức Tiến, Mai Khánh Hung, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Văn Hưởng và Đỗ Lệ Thủy(2015), Phương pháp giả lập hệ thống quan trác osse và ứng dụng khao sát ảnh hưởng của số liệu thám sát cao không trên biên đông Trong bài toán dự báo bão. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 655,1-8.

Tài liệu tham khảo

1. Kiều Quốc Chánh (2011), Tổng qnan hệ thống đồng hóa lọc Kalman tổ hợp và ứng dụng cho mô hình dự báo thời tiết WRF, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, số 27, tr. 17-28;
2. Nguyễn Viết Lành, Phạm Minh Tiến (2014), Nghiên cứu cơ sở khoa học ph át triển mạng lưới khí tượng nhằm nâng cao chat lượng dự bảo mưa lớn, Tạp chí KTTV tháng 5/2014;

3. Kiều Thị Xin, Lê Đức (2003), Nâng cao chất lưọng dự báo mưa bằng mô hình khu vực phân giải cao HRM nhờ tăng độ phân giải và điều chỉnh trường ban đầu bằng phương p háp đồng hoá số liệu ba chiều, Tuyển tập hội nghị khoa học, Viện Khoa học khí tượng thuỷ văn và Môi 
trường;
4. Alane Lipton (1989), Observing Systems Simulation Experiments: Their Role in Meteorology, Environmental Research Papers, No. 1028;

5. David s. Nolan, Robert Atlas, Kieran T. Bhatia, and Lisa R. Bucci (2013), Development and Validation of a Hurricane Nature Run Using the Joint OSSE Nature Run and the WRF Model, Journal of Advances in Modeling Earth Systems, vol.5, pp 382-405;

6. Du Due Tien, Thanh Ngo-Duc, Hoang Thi Mai, Chanh Kieu (2013), A study o f the connection between tropical cyclone track and intensity errors in the WRF model, Meteorology and Atmospheric Physics 122, pp 55-64;
7. Jastrow, R. and M. Halem (1970), Simulation studies related to GARP, Bull. Amer. Meteor. 
Soc., 51, pp 490-513.