Tác giả

Đơn vị công tác

Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Nghiên cứu này sẽ giúp hiểu rõ những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến dòng chảy trên các lưu vực sông Đồng Nai bao gồm sự thay đổi theo không gian và thời gian, xu hướng biến động của các giá trị cực trị tại các lưu vực. Mô hình Swat (Soils and Assessment tools) được ứng dụng để mô phỏng diễn biến dòng chảy với các kịch bản BĐKH. Dữ liệu khí tượng được lấy từ mô hình CMIP3 (CCCMA-CGC3.1, CNRM-CM3, GFDL-CM 2.1, MIROC3.2 medres, IPSL CM4, MRI CGCM 2.3.2) ứng với kịch bản A1B; mô hình có kết quả phù hợp nhất sẽ được lựa chọn để mô phỏng cho 3 thời kì gồm: thời kì 1 (1978-2000), thời kì 2 (2046-2064), thời kì 3 (2081-2100), trong đó thời kì 1 là thời kì cơ sở để xem xét sự thay đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, dòng chảy bình quân năm giảm (20-30%) ở khu vực thượng lưu Hồ Trị An; phía hạ lưu dòng chảy có xu hướng tăng (>30%), trong đó, lưu vực Sài Gòn dòng chảy tăng nhiều nhất. Dòng chảy kiệt có xu hướng tăng lên ở phần lớn lưu vực, phía thượng lưu giảm (20- 50%). Dòng chảy lũ ở khu vực thượng lưu Hồ Trị An có xu hướng giảm, hạ lưu có xu hướng tăng. Sự biến động của dòng chảy cực trị ở thời kì 2081 – 2100 lớn hơn so với thời kì 2046- 2064, mức độ biến động xảy ra không giống nhau ở các lưu vực.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Lê Ngọc Anh, Vũ Thị Vân Anh và Nguyễn Thống (2015), Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên dòng chảy lưu vực sông Đồng Nai. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 656, 1-9.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Kì Phùng, Lê Thị Thu An, (2012), Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên dòng chảy lưu vực sông Đồng Nai, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, vol. 12, pp. 96-101.

2. Nguyễn Thị Tịnh Ấu, Nguyễn Duy Liêm, (2013), Ứng dụng mô hình SWAT và công nghệ GIS đánh giá lưu lượng dòng chảy trên lưu vực sông Đắk Bla, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Các Khoa học Trái đất và Môi trường, vol. 29, pp. 1-13, 2013.

3. Đỗ Đức Dũng, Nguyễn Ngọc Anh, (2014), Đánh giá biến động tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai và vùng phụ cận, Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, vol. 47, pp. 19-26, 2014.

4. Nguyễn Duy Liêm and Nguyễn Kim Lợi, "Assessing water discharge in Be river basin, VietNam using Swat model," International Symposium on Geoinformatics for Spatial Infrastructure Development in Earth and Allied Sciences, pp. 230-235, 2012.

5. Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Kiên Dũng, "Ứng dụng mô hình Swat tính toán dòng chảy và bùn cát lưu vực sông Sê San," in Hội thảo khoa học lần thứ 9 - Viện Khí Tượng Thủy Văn, pp. 247-253.

6. S.L. Neitsch, J.G. Arnold, et al., Soil and Water Assessment Tool theoretical documentation - version 2009. Grassland, Soil & Water Research Laboratory, Agricultural Research Service, Blackland Agricultural Research Station, Blackland Agricultural Research Station, 2009.

7. Lê Mạnh Hùng, Trần Bá Hoằng, et al., "Kết quả ứng dụng mô hình Swat trong tính toán xói bề mặt lưu vực hạ lưu sông MeKong," Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số vol. 12, pp. 25- 32, 2012.

8. Shimelis G. Setegn, Ragahavan Srinivasan, et al., "SWAT model application and prediction uncertainty analysis in the Lake Tana Basin, Ethiopia," Hydrological Processes, pp. 357-367, 2009.

9. The National Centers for Environmental Prediction (NCEP). Climate Forecast System Reanalysis (CFSR) Available: http://globalweather.tamu.edu/

10. The Nature Conservancy for The World Bank. Climate Change Knowledge Portal. Available: http://globalweather.tamu.edu/cmip

11. D. N. Moriasi, J. G. Arnold, et al., "Model evaluation guidelines for systematic quantification of accuracy in watershed simulations," American Society of Agricultural and Biological Engineers, vol. 50, pp. 885-900, 2007.

12. Evan H. Girvetz, Edwin Maurer, et al., "Guidance for Daily Downscaled Climate Projections," 2013.