Tác giả
Đơn vị công tác
1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, ĐHQG–Tp. HCM
Tóm tắt
Sông Bé là chi lưu lớn nằm bên bờ hữu sông Đồng Nai, hoạt động kinh tế chủ yếu của lưu vực này là phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp như cây cà phê, cao su, tiêu và điều. Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế, quá trình chuyển đổi sử dụng đất diễn ra nhanh chóng trên toàn lưu vực. Mục tiêu của nghiên cứu này là ứng dụng mô hình CLUE–s mô phỏng quá trình thay đổi sử dụng đất theo kịch bản gia tăng dân số nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý địa phương có thêm cơ sở khoa học trong công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất bền vững. Để đạt được mục tiêu này, dữ liệu sử dụng đất trong giai đoạn 2000–2010 được sử dụng để phân tích xu hướng thay đổi của các loại hình sử dụng đất của khu vực nghiên cứu. Đồng thời, phương trình hồi qui logistic được sử dụng để xây dựng mối tương quan của các loại sử dụng đất với các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động sử dụng đất trên lưu vực sông Bé có xu hướng giảm đất rừng và gia tăng đất nông nghiệp và đất đô thị, cụ thể diện tích đất rừng so với năm 2005 giảm lần lượt qua các năm 2030, 2050 và 2080 là 299,81 km2, 408,69 km2 và 597,19 km2. Đồng thời, diện tích đất đô thị so với năm 2005 tăng lần lượt qua các năm 2030, 2050 và 2080 là 46,5 km2, 90 km2 và 155,6 km2 tương đương gia tăng 94,85%/năm. Trong đó hai quá trình chuyển đổi sử dụng đất chính là: (1) đất rừng chuyển thành đất nông nghiệp và (2) đất nông nghiệp chuyển thành đất đô thị.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Lợi, P.T.; Khôi, Đ.N.; Mô phỏng sự thay đổi sử dụng đất lưu vực Sông Bé bằng mô hình CLUE–s . Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 724, 82-93.
Tài liệu tham khảo
1. Dewan, A.M.; Yamaguchi, Y. Land use and land cover change in Greater Dhaka, Bangladesh: Using remote sensing to promote sustainable urbanization. Appl. Geogr. 2009, 29, 390–401. https://doi.org/10.1016/j.apgeog.2008.12.005.
2. Dewan, A.M.; Kabir, M.H.; Nahar, K.; Rahman, M.Z. Urbanization and environmental degradation in Dhaka metropolitan area of Bangladesh. Int. J. Environ. Sustain. Dev. 2012, 2, 118–147. https://doi.org/10.1504/IJESD.2012.049178.
3. Luo, G.; Yin, C.; Chen, X.; Xu, W.; Lu, L. Combining system dynamic model and CLUE–S model to improve land use scenario analyses at regional scale: A case study of Sangong watershed in Xinjiang, China. Ecol. Complex. 2010, 7, 198–207. https://doi.org/10.1016/j.ecocom.2010.02.001.
4. Verburg, P.; Veldkamp, A. Projecting land use transitions at forest fringes in the Philippines at two spatial scales. Landsc. Ecol. 2004, 19, 77–98. https://doi.org/10.1023/B:LAND.0000018370.57457.58.
5. Verburg, P.H.; Overmars, K.P. Combining top–down and bottom–up dynamics in land use modeling: exploring the future of abandoned farmlands in Europe with the DynaCLUE model. Landscape Ecol. 2009, 24, 1167–1181. https://doi.org/10.1007/s10980–009–9355–7.
6. Huiran, H.; Chengfeng, Y.; Jinping, S. Scenario Simulation and the Prediction of Land Use and Land Cover Change in Beijing, China. Sustainability 2015, 7, 4260–4279. https://doi.org/10.3390/su7044260.
7. Batisani N and Yarnal B. Urban expansion in Centre County, Pennsylvania: spatial dynamics and landscape transformations. Appl. Geogr. 2009, 29, 235–249. https://doi.org/10.1016/j.apgeog.2008.08.007
8. Vũ Nguyên, Jean–Christophe Castell và Peter H. Verburg. Mô hình hoá các thay đổi sử dụng đất tại huyện Chợ Đồn với phương pháp CLUE–S. Hệ thống Nông nghiệp Miền núi 2002, 16, 4–14.
9. Verburg, P.; Soepboer, W.; Limpiada, R. Modeling the Spatial Dynamics of Regional Land Use: The CLUE–S Model. Environ. Manag. 2002, 3, 391–405. https://doi.org/10.1007/s00267–002–2630.
10. Liêm, N.D.; Hồng, N.T.; Minh, T.P.; Lợi, N.K. Ứng dụng công nghệ GIS và mô hình SWAT đánh giá lưu lượng dòng chảy lưu vực Sông Bé. Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc, 2011, 7–13.
11. Veldkamp, A.; Fresco, L. CLUE: A conceptual model to study the conversion of land use and its effects. Ecol. Model 1996, 2, 253–270. https://doi.org/10.1016/0304–3800(94)00151–0
12. Verburg, P.H.; Overmars, K.P. Dynamic simulation of land–use change trajectories with the CLUE–s model. Model. Land–Use Change 2007, 90, 321–337. https://doi.org/10.1007/1–4020–5648–6_18.
13. Pontius Jr, R.G., Schneider, L.C. Land–cover change model validation by an ROC method for the Ipswich watershed, Massachusetts, USA. Agr. Ecosyst. Environ. 2001, 85, 239–248. https://doi.org/10.1016/S0167–8809(01)00187–6.
14. Rui, Z.; Hao, Z.; Xin, Y.Y.; Xin, J.W.; Hai, L.S. The Delimitation of Urban Growth Boundaries Using the CLUE–S Land–Use Change Model: Study on Xinzhuang Town, Changshu City, China. Sustainability 2016, 8, 1182. https://doi.org/10.3390/su8111182.
15. Pontius Jr, R.G.; Cornell, J.D.; Hall, C.A. Modeling the spatial pattern of land–use change with GEOMOD2: Application and validation for Costa Rica. Agr. Ecosyst. Environ. 2001, 85, 191–203. https://doi.org/10.1016/S0167–8809(01)00183–9.
16. Hu, Y.; Zheng, Y.; Zheng, X. Simulation of land–use scenarios for Beijing using CLUE–S and Markov composite models. Chin. Geogr. Sci. 2013, 23, 92–100. https://doi.org/10.1007/s11769–013–0594–9.