Tác giả

Đơn vị công tác

1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, 236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; datht@hcmunre.edu.vn; httthuy@hcmunre.edu.vn; ttcloan@hcmunre.edu.vn; ctvan@hcmunre.edu.vn

*Tác giả liên hệ: datht@hcmunre.edu.vn; Tel: +84–977888777

Tóm tắt

Bệnh nhiễm fluor răng (Dental Fluorosis) – một bệnh răng miệng cộng đồng thường gặp, nhưng có thể phòng ngừa được do nguyên nhân tăng cao quá mức flour trong các nguồn nước dưới đất. Hiện nay, nhiễm fluor răng vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây được thực hiện từ những năm 2000 đã chứng minh mối liên hệ giữa cải thiện sức khỏe răng miệng và nồng độ flo (F) cao trong nước uống (nước giếng) ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Do đó, một nghiên cứu về diễn biến nguy cơ nhiễm dental fluorosis trong cộng đồng đã được thực hiện. Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi đã cho thấy tỷ lệ dân số có nguy cơ mắc bệnh dental fluorosis đã giảm so với các nghiên cứu trước đây. Đặc biệt, ngay tại khu vực dễ bị tổn thương là những khu vực có hàm lượng F cao (> 6 mg/L) như thôn Ninh Xuân và Ninh Phụng, số dân số có nguy cơ nhiễm bệnh đã giảm xuống chỉ còn 18 và 12%. Nhìn chung, chỉ có 25% dân số của thị xã Ninh Hòa có nguy cơ mắc bệnh dental fluorosis. Đó là kết quả từ việc thực hiện các dự án cấp nước sạch của chính phủ. Tuy nhiên, trong thời gian tới vẫn cần tăng cường hơn nữa các dự án này để có thể thay thế hoàn toàn việc sử dụng nước giếng trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng cần triển khai các nghiên cứu chi tiết hơn về tình hình dịch tễ và nguồn cung cấp F ở khu vực nghiên cứu.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Đạt, H.T.; Thủy, H.T.T.; Văn, C.T.; Loan, T.T.C.; Vinh, B.T. Khảo sát diễn biến tình hình nhiễm Fluor răng (dental fluorosis) trên địa bàn thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh hòa. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 726, 83-89.

Tài liệu tham khảo

1. Kimambo, V.; Bhattacharya, P.; Mtalo, F.; Mtamba. J.O.D. Fluoride occurrence in groundwater systems at global scale and status of defluoridation – State of the art. Groundwater Sustainable Dev. 2019, 9, 100–223. https://doi.org/10.1016/j.gsd.2019.100223.

2. Yadav, K.K.; Kumar, S.; Pham, Q.B.; Gupta, N.; Rezania, S.; Kamyab, H.; Yadav, S.; Vymazal, J.; Kumar, V.; Tri, D.Q.; Talaiekhozani, A.; Prasad, S.; Reece, L. M.; Singh, N.; Maurya, P.K.; Gho, j. Fluoride contamination, health problems and remediation methods in Asian groundwater: A comprehensive review. Ecotoxicol. Environ. Saf. 2019, 182, 109362.

3. Mukherjee, I.; Singh, U.K. Groundwater fluoride contamination, probable release, and containment mechanisms: a review on Indian context. Environ. Geochem. Health. 2018, 40(6), 2259–2301.

4. Vithanage, M.; Prosun, B. Fluoride in drinking water: health effects and remediation. In: Environmental Chemistry for a Sustainable World. 2015a, 105–151.

5. Vithanage, M.; Prosun, B. Fluoride in the environment: sources, distribution and defluoridation. Environ. Chem. Lett. 2015b, 13(2), 131–147.

6. Rango, T.; Kravchenko, J.; Atlaw, B.; McCornick, P.G.; Jeuland, M.; Merola, B.; Vengosh, A. Groundwater quality and its health impact: an assessment of dental fluorosis in rural inhabitants of the main Ethiopian rift. Environ. Int. 2012, 43(1), 37–47. https://doi.org/10.1016/j.envint.2012.03.002.

7. Farooqi, A. Arsenic and fluoride pollution in water and soils. Arsenic Fluoride Contam. 2015, 1–16.

8. Borgnino, L.; Garcia, M.G.; Bia, G.; Stupar, Y.V.; Le Coustumer, Ph.; Depetris, P.J. Mechanisms of fluoride release in sediments of Argentina's central region. Sci. Total Environ. 2013, 443, 245–255.

9. Hardisson, A.; Rodríguez, M.; Burgos, A.; Díaz Flores, L.; Gutiérrez, R.; Várela, H. Fluoride Levels in Publicly Supplied and Bottled Drinking Water in the Island of Tenerife, Spain. Bull. Environ. Contam. Toxicol. 2001, 67, 163–170. https://doi.org/10.1007/s001280106.

10. Bårdsen, A.; Klock, K.S.; Bjorvatn, K. Dental fluorosis among persons exposed to high- and low-fluoride drinking water in western Norway. Community Dent. Oral Epidemiol. 1999, 27(4), 259–267.

11. Edmunds, W.M.; Smedley, P.L. Fluoride in Natural Waters: Essential of Medical Geology. British Geological Survey Commissioned Report 2013, 311–336.

12. Dissanayake, C.B.; Chandrajith, R. Introduction to Medical Geology. Erlangen Earth Conference Series, Springer-Verlag Berlin Heidelberg. 2010. ISBN 978-3-642-00484-1.

13. Nguyệt, P.N.; Hiền, T.T. Ô nhiễm fluoride trong nước ngầm và đánh giá phơi nhiễm fluoride cho người dân huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ 2013, 16, 61–72.

14. Hoan, Đ.K.; Trân, V.N.; Bảo, N.D.; Tiến, N.Đ. Sự phân bố nước dưới đất bị nhiễm fluor ở tỉnh Khánh Hòa và các giải pháp xử lý. Tạp chí địa chất 2008, 296, 112–118.

15. Thuận, Đ.T.; Tú, Đ.T. Ô nhiễm fluor và bệnh chết răng ở vùng Nam Trung bộ. Tạp chí địa chất 2008, 309. http://phantichmoitruong.com/detail/o-nhiem-fluor-va-benh-chet-rang-o-vung-nam-trung-bo-.html.

16. Tín, Q.Đ.; Huyền, Đ.T.N. Địa hóa nguyên tố fluor và vai trò đối với sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, 2008.

17. Sĩ, H.T.; Liêm, N.T. Nghiên cứu tình hình nhiễm độc flo trên răng vĩnh viễn của người dân huyện Ninh Hòa – Khánh Hòa và xây dựng qui trình xử lý flo trong nước giếng. Tạp chí Y học thực hành 2010, 699+700.

18. Huyền, Đ.T.; Quang, N.N.; Bách, N.D.; Thịnh, Trông, N.T.H.; Anh, N.N. Ô nhiễm Fluoride trong nước dưới đất tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Hội nghị Khoa học Công nghệ 15, 2017.