Tác giả
Đơn vị công tác
1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; lntuan@hcmus.edu.vn
2 Viện Khí tượng Thuỷ văn Hải văn và Môi trường; dthanhhuy132@gmail.com
*Tác giả liên hệ: lntuan@hcmus.edu.vn; dthanhhuy132@gmail.com
Tóm tắt
Trong bối cảnh gia tăng dân số và phát triển kinh tế mạnh mẽ tại lưu vực sông Sài Gòn–Đồng Nai, chỉ số WQI (Việt Nam) và CCME (Canada) được sử dụng nhằm đánh giá diễn biến chất lượng nước (CLN) vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) giai đoạn 2016–2019 (theo mực nước triều, tháng, mùa và năm) trên cơ sở dữ liệu quan trắc định kì (14 trạm) và đo đạc bổ sung (22 trạm). Nhìn chung, CLN tốt dần về phía biển, đáp ứng các mục tiêu CLN (ngoại trừ Pb ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, sông Lòng Tàu và TSS ở vùng cửa sông, ven biển). CLN ở thời điểm triều rút thường kém hơn khi triều cường (rõ nét tại các sông nội đồng); mùa mưa (mức trung bình–khá) thường kém hơn mùa khô (mức khá–tốt). Gần đây ghi nhận dấu hiệu cải thiện CLN tại một số vị trí cửa sông và vùng ven biển, tuy vậy, cần thiết tăng cường và duy trì liên tục công tác quản lý CLN vùng bờ (pH, DO, N–NH4+, Coliform, E.Coli, Pb, Mn), nhất là thượng nguồn sông Lòng Tàu, hạ nguồn sông Soài Rạp, cửa sông Đồng Tranh…Bên cạnh đó, khuyến nghị sử dụng chỉ số CCME trong đánh giá CLN vùng bờ nhằm xem xét đồng thời CLN khu vực lục địa và vùng biển ven bờ. Để tăng cường hiệu quả quản lý, cần tiếp tục nghiên cứu tình hình phát thải, dự báo xu thế CLN và khả năng chịu tải của khu vực.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Tuấn, L.N.; Huy, Đ.T. Diễn biến chất lượng nước mặt vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2019. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 56-67.
Tài liệu tham khảo
1. Meybeck, M.; Kuusisto, E.; Mäkelä, A.; Mälkki, E. Water Quality Monitoring - A Practical Guide to the Design and Implementation of Freshwater Quality Studies and Monitoring Programmes. UNEP/WHO, 1996.
2. Cooke, S.E.; Ahmed, S.M.; MacAlpine, N.D. Introductory guide to surface water quality monitoring in agriculture. Conservation and development branch, Alberta Agriculture, Food and Rural Development. Edmonton, Alberta, Australia, 2000.
3. Trình, L. Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh, rạch ở thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
4. Curtis G.C. Oregon Water Quality Index: a Tool for Evaluating Water Quality Manegment Effectiveness. Journal of the American water resources association, 2001.
5. Tania, M.; Radu, M.; Dan, V.; Rodica, V.; Mihnea, M. Water quality assessment of the Nadas River in terms of NFS Water quality. Analele Universităţii din Oradea, Fascicula Protecţia Mediului 2013, 21, 649–654.
6. Sharmaa, P.; Meher, P.K.; Kumar, A.; Gautam, Y.P.; Mishra, K.P. Changes in water quality index of Ganges River at different locations in Allahabad. Sustainability Water Qual. Ecol. 2014, 3–4, 67–76.
7. Swamee, P.; Tyagi, A. Improved method for aggregation of water quality subindices. J. Environ. Eng. 2007, 133, 220–225.
8. Sarkar, C.; Abbasi, S.A. Qualidex - A new software for generating water quality indices. Environ. Monit. Assess. 2006, 119, 201–231.
9. Štambuk–Giljanović, N. Comparison of Dalmatian water evaluation indices. Water Environ. Res. 2003, 75, 388–405.
10. Sutadian, A.D., Muttil, N.; Yilma, A.; Perer, C. Development of River Water Quality Indices – A Review. Environ. Monit. Assess. 2016, 188, 158.