Tác giả

Đơn vị công tác

1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên–ĐHQG–TPHCM; lntuan@hcmus.edu.vn

2 Phân viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi Khí hậu; hoangkttv@gmail.com

*Tác giả liên hệ: lntuan@hcmus.edu.vn; Tel.: +84–008371379

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng nước (CLN) vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) đến năm 2030 (thông qua BOD, DO, NO3–N, NH4+–N, PO43––P, TSS và Coliform) trong bối cảnh nước biển dâng (RCP4.5 và RCP8.5) theo các kịch bản xử lý nước thải (XLNT) khác nhau. Giai đoạn 2019–2030, nếu không cải thiện tình hình XLNT, các khu vực (và thông số ô nhiễm) đáng quan tâm gồm sông Soài Rạp, Lòng Tàu, Vàm Sát (TSS, BOD, PO43––P vượt chuẩn nhiều lần), vùng ven bờ Long Hoà–Cần Thạnh (TSS, PO43––P); khác với các vịnh và phạm vi cách bờ 3–6 hải lý có CLN tương đối tốt (ngoại trừ TSS, 2,5–3,5 lần quy chuẩn). Trong trường hợp đáp ứng hoặc đáp ứng tối đa các quy định về XLNT, CLN vùng bờ chuyển biến tích cực (BOD và  PO43––P) trong giai đoạn 2020–2025 nhưng giảm dần vào các nnăm sau đó do gia tăng xả thải từ các hoạt động dân sinh, kinh tế. Cần lưu ý rằng, ngay cả đáp ứng tối đa về XLNT, nước mặt lục địa (thượng nguồn) vẫn có nguy cơ ô nhiễm với BOD, PO43––P, TSS có thể tương đương 2–5 lần quy chuẩn vào năm 2030. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nguồn thải nội vi đóng góp đáng kể BOD và PO43––P vào CLN vùng bờ, đồng thời khuyến nghị giảm số kịch bản RCP khi mô phỏng CLN ở tương lai gần do khác biệt giữa các trường hợp tương đối nhỏ.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Tuấn, L.N.; Hoàng, T.T. Dự báo chất lượng nước mặt vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 phục vụ đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 68-81.

Tài liệu tham khảo

1. Meybeck, M.; Kuusisto, E.; Mäkelä, A.; Mälkki, E. Water Quality Monitoring – A Practical Guide to the Design and Implementation of Freshwater Quality Studies and Monitoring Programmes, UNEP/WHO, 1996.

2. Toro, D.; D.M.; Fitzpatrick, J.J.; Thomann, R.V. Water Quality Analysis Simulation Program (WASP) and Model Verification Program (MVP), Hydroscience, Inc., Westwood, NY, for U.S. EPA, Duluth, MN, 1983.

3. Ambrose, R.B.; Connolly, J.P.; Schanz, R.W. WASP4, A Hydrodynamic and Water Quality Model–Model Theory, User's Manual, and Programmer’s Guide. U.S. Environmental Protection Agency, Athens, GA. EPA/600/3–87–039, 1988.

4. Tình, T.T.; Hải, Đ.N.; Hà, B.N.L.; Thuận, N.T.T. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguồn nước chảy vào hồ Đan Kia và áp dụng mô hình AQUATOX quản lý chất lượng nước hồ. Tạp chí sinh học đại học Đà Lạt 2015, 38, 61–69.

5. Trang, C.T.T.; An, P.H.; Tú, T.A.; Cường, L.Đ.; Thạnh, T.Đ.; Thành, T. Mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm khu vực Phá Tam Giang – Cầu Hai, Thừa Thiên – Huế bằng mô hình DELFT–3D. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 2014, 3, 272–279.

6. Chính, P.V. Ứng dụng mô hình toán đánh giá chất lượng nước hạ lưu sông Đồng Nai đến năm 2020. Tạp chí nghiên cứu khoa học trường đại học Đông Á 2011, 4, 40–53.

7. Thắng, N.T.; Thái, T.H.; Hương, Đ.T.; Dũng, L.Đ. Dự báo diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ – Đáy theo các kịch bản phát triển kinh tế–xã hội. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội 2013, 2S, 166–276.

8. Bhargava, D.S. Use of water quality index for river classification and zoning of Ganga River. Environ. Pollut. Ser. B. England 1983, 6, 51–67.

9. Sutadian, A.D.; Muttil, N.; Yilmaz, A.; Perera, C. Development of River Water Quality Indices – A Review. Environ. Monit. Assess. 2016, 58, 1–33.

10. Tuấn, L.N.; Quân, T.M.; Thuý, T.T. Áp dụng chỉ số chất lượng nước đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt tại khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương. Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ 2018, 6, 118–127.

11. Quân, T.M. Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trên kênh, rạch cho vùng đô thị phía Nam tỉnh Bình Dương. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, 2018.

12. Thái, N.Đ. Nghiên cứu biến động môi trường trầm tích trong Holocen muộn phục vụ quy hoạch phát triển bền vững khu vực cửa sông Đồng Nai. Trường Đại học Khoa học tự nhiên–Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.

13. Phùng, N.K.; Tín, N.V.; Tuấn, L.N. Xây dựng kịch bản biến đổi nhiệt độ trong bối cảnh biến đổi khí hậu cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo Khoa học Quốc tế “Toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững”, 09/05/2017, Trường Đại học Hà Tĩnh, Hà Tĩnh, 2017.

14. Tuấn, L.N.; Thịnh, N.N.; Phùng, N.K. Xây dựng kịch bản mực nước biển dâng trong bối cảnh biến đổi khí hậu cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ 2018, 5, 184–191.

15. Phung, N.K.; Tin, N.V.; Tuan, L.N. Precipitation scenarios in Ho Chi Minh city in the context of climate change. VJST 2017, 4C, 115–121.