Tác giả
Đơn vị công tác
1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên–ĐHQG –TpHCM; lntuan@hcmus.edu.vn
2 Viện Khí tượng Thuỷ văn Hải văn và Môi trường; dthanhhuy132@gmail.com
*Tác giả liên hệ: lntuan@hcmus.edu.vn; Tel.: +84–908371379
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá khả năng chịu tải (KNCT) của nguồn nước vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) đến năm 2030 trong mối quan hệ với hiệu quả xử lý nước thải (XLNT). Các khu vực hiện không còn KNCT được nhận diện bao gồm toàn phạm vi vùng bờ (đối với TSS), sông Soài Rạp, thượng nguồn sông Lòng Tàu (BOD, PO43––P, Coliform), Đồng Tranh (BOD, PO43––P), Vàm Sát (BOD) và vùng ven biển Cần Giờ (PO43––P). Nếu không cải thiện tình hình XLNT (KB4), KNCT năm 2030 sẽ giảm, đơn cử KNCT BOD của các sông, rạch dao động 6,0–23,4 tấn/ngày; giảm 17–74%, đồng thời thu hẹp phạm vi chịu tải trên sông Đồng Tranh (BOD) và Vàm Sát (PO43––P, Coliform). Đến 2030, việc tăng cường XLNT, đáp ứng tối đa quy chuẩn xả thải (KB6) có khả năng làm tăng sức tải so với KB4 (BOD, 8–134%), giảm thông số và phạm vi ô nhiễm (BOD, PO43––P; sông Soài Rạp, Lòng Tàu) và mở rộng phạm vi chịu tải (PO43––P trên sông Đồng Tranh; BOD, Coliform trên toàn khu vực lục địa). Bên cạnh đó, 06 nhóm giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước (04), hiệu quả thực thi pháp luật (02) về môi trường và tài nguyên nước được đề xuất, hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm vùng bờ TpHCM giai đoạn 2021–2025.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Tuấn, L.N.; Huy, Đ.T. Đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và đề xuất giải pháp cải thiện. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2021, 728, 1-13.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo Tài nguyên nước–Những vấn đề và giải pháp quản lý khai thác, sử dụng nước. Bộ Tài nguyên và môi trường, 2009.
2. Bá, L.H. và cs. Đánh giá hiện trạng và dự báo ô nhiễm môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông. Bảo vệ Môi trường Nông nghiêp và Nông thôn Việt Nam, 2010, tr. 450.
3. Lâm, N.M.; Phước, N.V.; Triết, L.M. Đánh giá khả năng chịu tải sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An làm cơ sở cho việc quản lý cấp phép xả thải. Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ 2012, M2, 63–70.
4. Công, N.C. Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước phục vụ công tác cấp phép xả thải. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Quản lý Tài nguyên nước, 2007, tr. 94.
5. Trang, C.T.T.; Vĩnh, V.D. Tính toán khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm của đầm Thị Nại (tỉnh Bình Đình). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển 2015, 2, 158–166.
6. Trang, C.T.T.; Hoa, N.T.P. Đánh giá sức tải môi trường vùng nước ven đảo Cát Bà phục vụ phát triển bền vững. Viện Tài nguyên và Môi trường, 2009, tr. 14.
7. Thạnh, T.Đ.; Minh, T.V.; Trang, C.T.T.; Vĩnh, V.D.; Tú, T.A. Sức tải môi trường Vịnh Hạ Long–Bái Tử Long. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2012, 297.
8. Giang, N.B.; Dung, N.T.M. Đánh giá khả năng tiếp nhận chất thải của Đầm Cầu Hai, Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học 2012, 4, 37–45.
9. Thụ, P.M.; Huân, N.H.; Long, B.H. Đánh giá sức tải môi trường vực nước thủy triều – Cam Ranh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 2013, 4, 371–381.
10. Sỹ, P.C. Đánh giá ngưỡng chịu tải và đề xuất các giải pháp quản lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Đồng Nai. Đề tài cấp Bộ, BCTV_PCS6, 2009.
11. Văn, C.T.; Chức, H. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các nguồn xả thải và nguồn xả tăng cường ở thượng lưu đến chất lượng nước trên hạ du hệ thống sông Đồng Nai–Xét tại các điểm nguồn cấp nước. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học tự nhiên và công nghệ 2013, 1S, 201 – 212.
12. Tuấn, L.N.; Quân, T.M.; Thuý, T.T.; Huy, Đ.T.; Hoàng, T.X. Đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước – Nghiên cứu điển hình tại khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương. Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Chuyên san Khoa học Tự nhiên 2018, 6, 84–97.