Tác giả

Đơn vị công tác

1 Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp; lehaibangcctl@gmail.com.

2 Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ; lvthinh@ctu.edu.vn; hvtminh@ctu.edu.vn.

3 Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ; tvty@ctu.edu.vn; dvduy@ctu.edu.vn; lehaitri@gmail.com.

*Tác giả liên hệ: tvty@ctu.edu.vn; Tel.: +84–939501909.

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiện trạng sạt lở và ảnh hưởng của dao động cao độ nước dưới đất đến ổn định bờ sông Cái Vừng, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Các số liệu về địa hình, địa chất, thủy văn được thu thập, đo đạc để phân tích, thiết lập tương quan giữa cao độ nước dưới đất và mực nước sông; từ đó phân tích nguyên nhân sạt lở thông qua hệ số ổn định. Kết quả cho thấy nguyên nhân chính là do dòng chảy, địa chất yếu cùng với sự dao động cao độ nước dưới đất. Vận tốc dòng chảy có biểu đồ phân bố lệch tâm, tạo ra dòng chảy xiên với lưu tốc lớn nhất gần bờ lớn hơn vận tốc không xói cho phép tương ứng với cỡ hạt theo TCVN 4118-2012. Lớp đất yếu nằm trong giới hạn dao động mực nước triều cùng với dòng chảy lệch tâm tạo ra các lỗ rỗng và ngày càng bị khoét sâu gây mất ổn định bờ sông. Hệ số ổn định trong các trường hợp đều nhỏ hơn giá trị cho phép. Kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu đo đạc trong thời gian ngắn nên chưa thể đánh giá đầy đủ các nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến sạt lở bờ sông. Vì vậy, cần quan trắc liên tục hoặc theo các mùa để có đánh giá chính xác hơn nguyên nhân sạt lở.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Bằng, L.H.; Thịnh, L.V.; Trí, L.H.; Duy, Đ.V.; Tỷ, T.V.; Minh, H.V.T. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố địa chất, thủy văn đến ổn định bờ sông Cái Vừng, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 731, 16-25.

Tài liệu tham khảo

1. Anthony, E.J.; Brunier, G.; Besset, M.; Goichot, M.; Dussouillez, P.; Lap, N.V. Linking rapid erosion of the Mekong River delta to human activities. Sci. Rep. 2015, 5(1), 1-12.

2. Minh, H.V.T.; Kurasaki, M.; Ty, T.V.; Tran, D.Q.; Le, K.N.; Avtar, R.; Rahman, M.M.; Osaki, M. Effects of Multi-Dike Protection Systems on Surface Water Quality in the Vietnamese Mekong Delta. Water 2019, 11, 1010.

3. Thu, V.C.; Sơn, N.T.; Tuấn, N.C.; Ninh, L.V.; Việt, C.T.; Tuấn, L.A. Nghiên cứu khả năng áp dụng công thức kinh nghiệm để tính toán mức độ xói lở bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long – Thí điểm tại đoạn xói lở bờ sông Hậu ở Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 31–39.

4. Hùng, L.M. Nghiên cứu dự báo xói lở, bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo tổng hợp đề tài KC08–15/01–05, 2004.

5. Nga, T.N.Q.; Thuận, L.T.; Hoài, H.C.; Bảy, N.T. Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán và công thức kinh nghiệm đánh giá sự phát triển của hố xói sâu hạ lưu sông Hậu và sông Vàm Nao. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 5, 1–10.

6. Hùng, L.M.; Hoằng, T.B.; Khang, N.D.; Anh, T.T. Kết quả ứng dụng mô hình SWAT trong tính toán xói lở bề mặt lưu vực hạ lưu sông Mekong. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi 2012, 12, 25–32.

7. Hùng, L.M.; Ngọc, Đ.T.B. Công thức kinh nghiệm tính tốc độ xói lở bờ đoạn sông Tiền khu vực Thường Phước, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2004, 6, 787–796.

8. Hải, H.Q.; Trinh, V.T.M. Tương quan xói lở – Bồi tụ một số khu vực lòng sông Tiền, sông Hậu. Tạp chí các khoa học về Trái đất 2011, 33(1), 37–44.

9. Hoàng, T.P.; Hùng, P.T. Mối quan hệ giữa khai thác cát với biến động bờ sông Tiền tại tỉnh Đồng Tháp. J. Sci. 2016, 12(4), 92–103.

10. Lộc, N.Đ.; Linh, L.T.C.; Minh, H.V.T.; Luận, T.C.; Tho, N.V.; Hưng, V.V.; Tỷ, T.V. Xác định nguyên nhân sạt lở bờ sông theo phương pháp khảo sát thực địa: nghiên cứu tại sông Cái Sắn, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Xây dựng 2020, 7, 146–151.

11. Hoành, T.P. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân xói lở bờ sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp. Khoa học Tự nhiên & Công nghệ 2015, 20, 61–67.

12. Hùng, L.M.; Sản, Đ.C.; Chương, L.T.; Long, N.T.; Hoàng, T.B.; Tường, T.N.; Nguyên, L.Đ.; Việt, P.B.; Khiết, Đ.V. Báo cáo tổng kết dự án NCKH cấp Nhà nước: Nghiên cứu dự báo phòng chống xói lở bờ sông Cửu Long, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh, 2001, tr. 338.

13. Điển, N.V.; Nhàn N.T. Báo cáo kết quả khảo sát địa hình: Đo đạc, giám sát đánh giá ổn định bờ sông Tiền và thiết lập hành lang sạt lở tại khu vực đông dân cư và cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, 2019, 1–70.

14. Schober, P.; Boer, C.; Schwarte, L.A. Correlation Coefficients: Appropriate Use and Interpretation. Anesth. Analg. 2018, 126(5), 1763–1768.

15. Kixelep, P.G.; Altsul, A.D.; Danhitsenko, N.V.; Kaxpaxon, A.A.; Griptsenko, G.I.; Paskop, N.N.; Xlixki, X.M. Sổ tay tính toán thủy lực, NXB Xây dựng, 2008, 719.

16. Bishop, A.W. The use of the slip circle in the stability analysis of slopes. Géotechnique 1955, 5(1), 7–17.

17. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. QCVN 04-05:2012/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế, 2012.

18. Bộ Khoa học và Công nghệ. TCVN 4118 : 2012 Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Yêu cầu thiết kế, 2012.