Tác giả
Đơn vị công tác
1 Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi khí hậu, Viện Môi Trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc Gia TPHCM; mailan300496@gmail.com; dungtranducvn@yahoo.com
2 Phòng Thủy văn và Tài Nguyên Nước, Viện Môi Trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc Gia TPHCM (HYDROWARE–IRE–VNU); cnxquang@gmail.com; nnhgiang.env@gmail.com; harryhoa@gmail.com
3 Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TPHCM; taanslv@yahoo.com
*Tác giả liên hệ: dungtranducvn@yahoo.com; Tel.:+84–902007905
Tóm tắt
Quá trình đô thị hóa và tác động của biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngập lụt cục bộ. Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng áp dụng giải pháp thoát nước đô thị bền vững (SUDS) ở khu vực đang đô thị hóa, huyện Bình Chánh. Nghiên cứu sử dụng mô hình EPA–SWMM để mô phỏng 2 kịch bản áp dụng SUDS: KB1 (Tăng khả năng lưu trữ tạm thời để tái sử dụng nước mưa) và KB2 (Làm giảm lưu lượng đỉnh của dòng chảy), xây dựng bộ tiêu chí kết hợp với khảo sát 30 hộ dân, 10 chuyên gia và chính quyền địa phương để đánh giá khả năng áp dụng SUDS. Kết quả mô phỏng kịch bản đã mang lại hiệu quả giảm ngập đáng kể: KB1 với thời gian ngập giảm 2,68% và tổng lượng ngập giảm 0,52%; KB2 với thời gian ngập giảm 22,85% và tổng lượng ngập giảm 17,24%. Dựa trên mức độ phù hợp với bộ tiêu chí và kết quả khảo sát các bên liên quan cho thấy, vỉa hè thấm và vườn mưa được đánh giá phù hợp với khu vực nghiên cứu nhất, tiếp theo là hệ thống thu nước mưa và cuối cùng là mái nhà xanh. Nghiên cứu kết luận SUDS giúp giảm ngập đáng kể và nên được áp dụng để góp phần hỗ trợ công tác quản lý rủi ro ngập lụt đô thị hiệu quả hơn.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Lan, N.T.M.; Dũng, T.Đ.; Quang, C.N.X.; Giang, N.N.H.; Hòa, H.V.; Tấn, L.V. Đánh giá khả năng áp dụng giải pháp thoát nước đô thị bền vững tại khu vực đang đô thị hóa ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 732, 49-64.
Tài liệu tham khảo
1. Landsberg, H.E. Man–Made Climatic Changes. Science 1970, 170, 1265–1274.
2. Paul, M.J.; Meyer, J.L. Streams in the Urban Landscape. Annu. Rev. Ecol. Evol. Syst. 2001, 32, 333–365.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dân cho Việt Nam. Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2016.
4. Hiếu, N.V.; Tú, T.T.; Hòa, H.V.; Nam, T.H. Đánh giá phương pháp tiếp cận giảm ngập phân tán tại khu vực trũng thấp ngoại vi thành phố hồ chí minh (tại khu dân cư ở Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, Tp.HCM). Tạp chí Người Xây Dựng 2019, 01&02–2019.
5. Carter, T.; Butler, C. Ecological impacts of replacing traditional roofs with green roofs in two urban areas. Cities Environ. 2008, 1(2), 9.
6. Mentens, J.; Raes, D.; Hermy, M. Dirk Raes and Department, Green roofs as a tool for solving the rainwater runoff problem in the urbanized 21st century? Landscape Urban Plann. 2006, 77, 217–226.
7. de Oliveira, E.W.N.; da Silva, L.P.; Mary, W. Telhados verdes para habitações de interesse social: retenção das águas pluviais e conforto térmico. Universidade do Estado do Rio de Janeiro, 2009, pp. 18.
8. Hoffmann, B. et al. Sustainable Urban Drainage Systems. Sustainable Urban Drainage Systems, 2016, pp. 20.
9. Zhang, L.; Ye, Z.; Shibata, S. Assessment of Rain Garden Effects for the Management of Urban Storm Runoff in Japan. Sustainability 2020, 12(23), 9982.
10. Urbonas, B.; Stahre, P. Stormwater Best management Practices and Detention. Prentice Hall, Englewood Cliffs, New Jersey, 1993, pp. 450.
11. Rutinei, T.; Cristiano, P. Sustainable Urban Drainage Systems (Brazil). Tech Europe, 2012.
12. Rossman, L.A. Storm Water Management Model Reference Manual, Volume I -Hydrology (Revised), 2016.
13. Rosenberg, E.A.; Keys, P.W.; Booth, D.B.; Hartley, D.; Burkey, J.; Steinemann, A.C.; Lettenmaier, D.P. Precipitation extremes and the impacts of climate change on stormwater infrastructure in Washington State. Clim. Change 2010, 102, 319–349.
14. Woicik, P.A.; Moeller, S.J.; Alia-Klein, N.; Maloney, T.; Lukasik, T.M.; Yeliosof, O.; Wang, G.J.; Volkow, N.D.; Goldstein, R. The Neuropsychology of Cocaine Addiction: Recent Cocaine Use Masks Impairment. Neuropsychopharmacology. 2009, 34(5), 1112–0.
15. Ngọc, Đ.X.; Tuyên, T.H.; Tùng, H.H. Mô phỏng thoát nước đô thị Huế trong trận mưa tháng 10 năm 2010. Tạp chí Khí tượng Thủy Văn 2015.
16. Lộc, H.H. Social Aspects of the Application of SUDS for the case of Nhieu Loc-Thi Nghe Basin, Ho Chi Minh City, 2014.
17. Nữ, H.T.T.; Vũ, Đ.T.; Phùng, L.V.; Văn, C.T. Mô phỏng mức độ ngập và đề xuất giải pháp thoát nước chống ngập cho khu vực Văn Thánh – thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khí tượng Thủy Văn 2020, 716, 12–25.
18. Lên, N.T. Ứng dụng mô hình thủy văn EPA SWMM, sóng động lực phân tích mạng lưới thoát nước cho khu đô thị mới Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 2020, 18(7), 90–95.
19. Lee, J.G.; Nietch, C.T.; Panguluri, S. SWMM Modeling Methods for Simulating Green Infrastructure at a Suburban Headwatershed: User’s Guide. U.S. Environmental Protection Agency, 2017, pp. 157.
20. Marshall, B.; Cardon, P.; Poddar, A.; Fontenot, R. Does Sample Size Matter in Qualitative Research?: A Review of Qualitative Interviews in is Research. J. Comput. Inf. Syst. 2013, 54(1), 11–22.
21. Benzerra, A.; Cherrared, M.; Chocat, B.; Cherqui, F.; Zekiouk, T. Decision support for sustainable urban drainage system management: A case study of Jijel, Algeria. J. Environ. Manage. 2012, 46–53